Những điều bạn có thể chưa biết về nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5) là một trong những ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung. Ngày lễ này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tết Đoan Dương, tết diệt sâu bọ,… Hãy cùng Shopee tìm hiểu thêm về những điều bạn có thể chưa biết về ngày lễ tết truyền thống này nhé.



Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày nào?

  • Đoan Ngọ là gì?

Nếu như ngày Tết Nguyên Đán là ngày tết khởi đầu cho một năm mới an khang thịnh vượng, thì Tết Đoan Ngọ lại là một ngày tết khởi đầu cho một mùa vụ bội thu. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì? Bắt đầu từ khi nào?

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc,… “Đoan” có nghĩa là sự khởi đầu, mở đầu. Còn “Ngọ” có ý chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, đây là khoảng thời gian mà Mặt Trời nằm ở trên đỉnh đầu, khi dương đang thịnh nhất. Ăn Tết Đoan Ngọ chính là ăn tết vào giữa trưa, khi mà Mặt Trời đang gần với trời đất nhất.


Những điều bạn có thể chưa biết về nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống của người dân Việt Nam. (Ảnh: haiduongtv.com.vn)
  • Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày nào?

Ca dao Việt Nam ta có câu: “Tháng Tư đong đậu nấu chè/Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”. Từ câu ca dao trên, chúng ta có thể thấy được rằng, Tết Đoan Ngọ sẽ được ăn vào giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Như vậy, Tết Đoan Ngọ năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 dương lịch. 

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân giã khác đó chính là tết diệt sâu bọ. Ngày lễ này chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bọ gây bệnh cho cây trồng, làm tổn thất đời sống của người nhân dân lao động. Vậy tại sao ngày lễ này lại được gọi với cái tên như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày tết này nhé.


Sâu bọ gây hại cho cây trồng. (Ảnh: dietcontrunggayhai.com)

Ở Việt Nam tết Đoan Ngọ là gì và có nguồn gốc như thế nào?. Một ngày sau vụ mùa, người nông dân vất vả, cần cù làm việc, họ đã tổ chức ăn mừng khi có mùa màng bội thu. Tuy nhiên, sau đó vào đầu tháng 5, không hiểu cớ sự gì mà lũ sâu bọ lại ùn ùn kéo tới như được mùa, chúng ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch, để lại cho người nông dân nhiều hậu quả nặng nề. Người nông dân trong vùng lo lắng, đau đầu không biết phải xoay sở làm sao để có thể giải quyết vấn nạn cấp bách ấy. 

May thay, có một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ đâu đi tới, ông chỉ cho dân chúng rằng mỗi ngày lập một bàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước sân nhà mình vận động thể dục. Trước tình hình ấy, người dân chỉ còn cách làm theo, nhưng bất ngờ thay chỉ một lúc sau đó, lũ sâu bệnh lại ngã lăn ra. Ông còn dặn rằng: Mỗi năm cứ vào ngày này, cứ làm theo những gì ta dặn là sẽ trị được lũ sâu bọ hung hăng kia. Người dân biết ơn định cảm ta ông thì ông lão lại đi đâu mất. Chính vì vậy, mỗi năm để tưởng nhớ sự kiện này cứ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân lại tổ chức mâm cúng và gọi ngày này là tết diệt sâu bọ.

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, sau tết Nguyên Đán có lẽ ngày Tết Đoan Ngọ này chính là khoảng thời gian giúp mọi người, con cháu trong gia đình sum họp đong đầy cùng ông bà, cha mẹ, chuẩn bị những mâm cúng thịnh soạn, cùng nhau diệt sâu bọ gây bệnh cho cây trồng, cầu mong cho một mùa vụ tốt tươi sắp tới.  

Ngày mùng 5 tháng 5 nên ăn gì?

Trái cây, hoa quả: Trái cây và hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày lễ tết cổ truyền này. Với mong muốn tiêu diệt sâu bệnh trong cơ thể, xua tan đi những điều xấu, người dân thường chọn những loại trái cây có vị chua như xoài xanh, mận, vải,… và ăn vào buổi sáng sau khi thức dậy.


Trái cây và hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: eva.vn)

Bánh tro: Là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của cây khô, và được gói bằng lá chuối. 


Bánh tro ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: suckhoedoisong.vn)

Chè trôi nước: Món chè này là một trong những món ăn không thể thiếu vào ngày lễ mùng 5 tháng 5 của người miền Nam.


Nên ăn chè trôi nước vào ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: phunutoday.vn)

Rượu nếp và nếp cẩm: Theo quan niệm của nhiều người, trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại ký sinh gây hại. Chỉ vào ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới ngôi lên. Tận dụng thời cơ này ta có thể loại bỏ chúng bằng cách ăn những món ăn chua, chát, hay mặn, cay thì mới có thể tiêu diệt hoàn toàn, điển hình như rượu nếp và nếp cẩm sẽ rất có tác dụng. 

Sau khi đọc bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngày Tết Đoan Ngọ hay ngày mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam cũng như về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này. Shopee mong rằng bạn sẽ có một ngày tết thật hạnh phúc bên người thân và gia đình.