Sự tích và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ đối với người dân Đất Việt

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của một số quốc giá Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… trong đó có Việt Nam. Nếu như Tết Nguyên Đán đại diện cho sự khởi đầu một năm mới xung túc, an khang thịnh vượng thì Tết Đoan Ngọ lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Người nông dân với mong muốn có một vụ mùa thuận lợi, bội thu, sâu bệnh không phá hoại cây trồng, chính vì thế mà ngày lễ này thường có tên gọi khác là Tết diệt sâu bệnh. Hãy cùng Shopee tìm hiểu thêm về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ nhé.



Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền này còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ. Vào ngày này người dân thường chuẩn bị một mâm cúng đơn giản nhưng vẫn rất tươm tất gồm có trái cây, hoa quả, bánh tro,… cầu mong một vụ mùa bội thu, mùa màng thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lũ sâu bệnh không quậy phá cây trồng và thực phẩm. 


Sự tích và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ đối với người dân Đất Việt
Mâm cúng đơn giản trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: vanhoavietnam.net).

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ, tức là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa khi Mặt Trời đang thịnh nhất, nắng nhất, ở gần trời đất nhất.

Sự tích Tết Đoan Ngọ

Mọi người dân Việt Nam đều biết đến ngày Tết diệt sâu bọ này, nhưng về nguồn gốc và sự tích thì chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người chưa biết rõ. Cũng như bao ngày Tết và ngày Lễ khác, Tết diệt sâu bọ cũng có một sự tích riêng. 

  • Sự tích Khuất Nguyên ở Trung Quốc

Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc được kể lại như sau. Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên. Ông nắm giữ chức vụ Tả Đồ dưới triều vua Hoài Vương và còn là một nhà văn hóa nổi tiếng, được biết đến là tác giả của bài thơ Ly tao. Do khuyên ngăn vua Hoài Vương không được, còn bị nhà vua truất bỏ do nghe lời của nịnh thần nên đến cuối đời ông bị vua Tương Vương đầy ra Giang Nam. Càng về sau, ông thất chí, suốt ngày ca hát như người điên, cuối cùng ông tự vẫn, gieo mình xuống dòng sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5. Người dân khi biết tin đều cảm thấy đau buồn và xót thương cho số phận của vị trung thần yêu dân yêu nước ấy. Người dân hò kéo nhau chèo thuyền đến vớt xác ông nhưng không được, họ liền đổ gạo xuống sống chỉ cầu mong cá không động chạm gì đến thân xác của ông. Chính vì thế, mỗi năm cứ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, để tưởng nhớ đến vị trung thần và cái chết đầy bi thương của ông, người dân địa phương lại chèo thuyền mang theo gạo để tế Khuất Nguyên. 


Sự tích Khuất Nguyên – Ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: eva.vn).
  • Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Còn ở Việt Nam Tết diệt sâu bọ lại có sự tích như sau: Sau một ngày làm việc cần cù và chăm chỉ, tất cả mọi người đang chuẩn bị tổ chức ăn mừng khi có mùa màng bội thu. Tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu, vào đầu tháng 5, không hiểu cớ sự gì hàng loạt các loài sâu bọ lần lượt kéo tới như bão lũ, chúng gặm nhấm, phá hoại các loài cây trồng và thực phẩm sau khi đã thu hoạch. Trước tình hình cấp bách ấy, ngay khi người dân không biết xử lý như thế nào, có một ông lão từ đâu đi tới chỉ dẫn cho họ. Ông lão dặn rằng muốn trị được lũ sâu bệnh hung hăng này hãy chuẩn bị một mâm cúng gồm có bánh tro, hoa quả,… sau đó ra trước sân nhà mình vận động thể dục. Chỉ một lúc sau, lũ sâu bệnh lần lượt ngã lăn ra từng con một. Người dân biết ơn ông lão và định cảm tạ ông nhưng ông đã đi đâu mất. Chính vì sự kiện này, mỗi năm cứ vào mùng 5 tháng 5 người dân lại tổ chức mâm cúng thịnh soạn với mong muốn tiêu diệt sâu bệnh gây hại.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Sum họp gia đình: Ngoài ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền, Tết diệt sâu bọ cũng là một dịp để con cháu đoàn tụ với ông bà cha mẹ sau những ngày làm việc xa nhà. Đối với người dân Việt Nam, Tết diệt sâu bọ cũng vô cùng quan trọng không kém gì ngày Tết cổ truyền. Chính vì vậy, dù có bận rộn đến mấy, mọi người cũng thu xếp công việc để sum họp gia đình. 


Con cháu dù bận rộn cũng thu xếp thời gian để về thăm ông bà cha mẹ. (Ảnh: culturechina.cn).

Cầu mong mùa vụ tốt tươi: Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên Tết diệt sâu bọ chính nhờ một phần truyền thuyết được lưu truyền đến ngày nay. Giai đoạn đầu tháng 5 chính là thời điểm giao mùa, khiến cho lũ sâu bọ gây bệnh phát triển mạnh nhất. Tết diệt sâu bọ hằng năm, người nông dân luôn cầu mong có một vụ mùa thuận lợi, tươi tốt, không bị các loại sâu bệnh phá hoại gây tổn thất về mặt kinh tế.


Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ rất quan trọng đối với người nông dân Việt Nam. (Ảnh: hiensgarden.com).

Cầu mong sức khỏe bình an: Theo quan niệm của nhiều người, trong cơ thể của chúng ta luôn có những loại sâu bọ ký sinh bên trong cơ thể. Vào ngày mùng 5 tháng 5 chúng sẽ ngoi lên. Để tiêu diệt hoàn toàn chúng và cầu mong sức khỏe luôn dồi dào, vào ngày Tết diệt sâu bọ, khi thức dậy ta nên ăn những loại trái cây có tính chua, mặn, chát, cay như xoài xanh, mận, dưa hấu,… 


Nên ăn những trái cây có tính chua, mặn, chát trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: giaidapviet.com).

Những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo tục lệ khi xưa, đúng giờ ngọ người dân ở các vùng thôn quê sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc. Đây là thời điểm có Mặt Trời chiếu sáng rõ nhất, dương khí tốt nhất trong năm. Lá cây hái được vào giờ này khi đem đi pha thuốc sẽ có tác dụng chữa bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường ruột rất tốt. 

Người ta còn có tục nhuộm móng chân móng tay, tục treo ngải cứu để trừ tà,… Phần lớn các tục lệ này dần dần đều bị bãi bỏ vì không còn thích hợp, tuy nhiên người ta vẫn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Sau khi tìm hiểu cùng Shopee về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về ngày Tết truyền thống này ở Việt nam. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết Đoan Ngọ hạnh phúc và vui vẻ.