Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan ngọ cúng gì cho ông địa? Hãy cùng Shopee Blog đi tìm hiểu thông tin tết Đoan Ngọ cũng như những việc nên làm và không nên làm trong ngày này nhé.
Tết Đoan ngọ là gì? Diễn ra vào ngày nào trong năm 2023?
Tết Đoan ngọ thường bắt đầu giữa trưa (Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ nghĩa là giữa trưa). Ngoài ra, tết Đoan ngọ còn gọi là tết Đoan dương (Dương là mặt trời, là khí dương), vậy Đoan dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn có tên là tết “Giết sâu bọ”. Tết Đoan Ngọ hằng năm được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 (âm lịch). Vậy năm 2023, tết Giết sâu bọ rơi vào thứ 5, ngày 22 tháng 6.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết Đoan ngọ
Nguồn gốc tết Đoan ngọ
Theo truyền thuyết kể lại, vào một mùa bội thu nên nông dân đã tổ chức ăn mừng. Tuy nhiên năm đó, sâu bọ lại hoành hành, ăn hết cây trái và thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc người nông dân không biết làm sao thì có một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm vào thời gian này rất hung hăng, nên mỗi năm cứ vào đúng ngày này hãy làm theo những gì ta dặn thì sẽ trị được chúng”.
Theo truyền thống, cứ đến tết Đoan ngọ là ngày người dân sửa soạn mâm cúng để tiêu diệt sâu bọ (Nguồn: Thu Huong Vu trong Yêu bếp)Ý nghĩa tết Đoan ngọ
Để tưởng nhớ ngày này, người dân đã chọn ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm làm ngày tết Đoan ngọ. Nhằm phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt những sâu bọ có hại cho cây trồng và mong cầu một năm có mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà.
Theo truyền thống người Việt Nam, ý nghĩa tết Đoan Ngọ còn là ngày thờ cúng tổ tiên. Đây cũng là dịp để cả nhà quây quần, cùng nhau thực hiện những nghi thức giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ là gì? Đây cũng là dịp cả nhà quây quần chuẩn vị mâm cỗ (Nguồn: Canva)Tết Đoan ngọ cúng gì?
Sau khi tìm hiểu tết Đoan ngọ là gì? Bạn có thắc mắc mùng 5 tháng 5 cúng gì không? Tuỳ vào vùng miền và điều kiện mà từng gia đình sẽ có những mâm cúng khác nhau. Mâm cỗ ở các vùng miền sẽ gồm các lễ vật như sau:
- Mâm cúng miền Bắc: vàng mã, nhang trầm hương, hoa tươi (hoa sen, hoa huệ, hoa nhài, hoa trang,…) đi kèm với bánh tro, trái cây (mận, vải,…) và xôi, chè, cơm rượu nếp.
- Mâm cúng miền Trung: vàng mã, nhang, hoa tươi, bánh tro, trái cây, cơm rượu nếp, thịt vịt và chè hạt kê.
- Mâm cúng miền Nam: vàng mã, nhang, hoa tươi (cúc vàng,…), bánh tro, trái cây, cơm rượu nếp, xôi gấc và chè trôi nước.
Vậy cúng tết Đoan ngọ vào giờ nào? Theo truyền thống, các gia đình sẽ cúng vào giờ chính ngọ là 12h trưa.
Tết Đoan ngọ nên và không nên làm gì?
Tết Đoan ngọ nên làm gì?
Tắm nước lá từ thiên nhiên
Người xưa thường đun nước từ lá tía tô, lá bưởi tươi, lá chanh, sả, gừng, lá mùi,… để tắm nhằm giải độc cơ thể và xua tan mầm bệnh. Theo nghiên cứu, nước lá từ thiên nhiên giúp cơ thể dễ chịu, điều trị viêm da, phòng cảm cúm,… Tuy nhiên, để an toàn bạn cần lựa chọn kỹ loại lá cây để sử dụng nhé.
Nước lá mùi giúp cơ thể thư giãn, xua tan những điều không may mắn (Nguồn: Hà Việt Anh trong Yêu bếp)Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Ông bà quan niệm rằng chỉ riêng ngày mùng 5 tháng 5 mới có thể tiêu diệt sâu bọ ẩn náu trong cơ thể, nhất là bộ phận tiêu hoá bằng thức ăn hoặc hoa quả.
Theo phong tục của người miền Bắc, khi vừa thức dậy phải ăn bánh tro, cơm rượu nếp hoặc hoa quả để diệt sâu bọ. Nhiều gia đình khác lại quây quần thực hiện diệt sâu bọ sau lễ cúng.
Tết Đoan ngọ ăn gì?
Nếu bạn thắc mắc trong ngày Tết Đoan ngọ ăn gì để đem lại may mắn thì lưu ngay 5 món này nhé.
Bánh tro (bánh gio)
Bánh tro được gói bằng lá tre và có hình tam giác. Thường có mùi hương rất đặc trưng nhờ phần nếp được ngâm với nước tro (được đốt từ các loại cây khô). Phần nếp màu nâu đất, vị nhạt và dẻo thơm được kết hợp với nhân đậu xanh bùi béo, hơi ngọt rất lạ miệng. Bạn có thể ăn kèm mật mía để tăng thêm hương vị đấy nhé.
Trong mâm cỗ của 3 miền đều có bánh tro và phong tục ăn bánh tro trong ngày này. Ông bà quan niệm rằng ăn bánh tro vào tết Giết sâu bọ sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, điều hòa và tốt cho sức khỏe.
Tết Đoan ngọ ăn gì? Bánh tro là món ăn không thể thiếu (Nguồn: Pinterest)Cơm rượu nếp
Món ăn thứ 2 phải có trong mâm cỗ 3 miền chính là cơm rượu nếp. Theo phong tục, cơm rượu nếp có độ chua và nóng sẽ loại bỏ “sâu bọ” trong cơ thể. Còn trong nghiên cứu, cơm rượu nếp giúp giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa vấn đề tim mạch, thúc đẩy tiêu hoá, làm đẹp da,… Tuy nhiên, mỗi vùng lại có cách chế biến cơm rượu nếp khác nhau:
- Ở miền Bắc: cơm rượu nếp thường được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm, có vị rượu nồng hơn và các hạt nếp rời rạc.
- Ở miền Trung: cơm rượu nếp thường làm bằng nếp ngỗng cũ, được nén thật chặt thành những khối nhỏ vuông vức.
- Ở miền Nam: cơm rượu không để rời mà được vo tròn trước khi ủ. Sau khi rượu dậy mùi thì pha thêm nước đường để dễ ăn hơn.
Thịt vịt
Vịt quay hoặc vịt luộc là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng miền Trung và đây cũng món ăn không thể thiếu trong danh sách tết Đoan ngọ ăn gì. Bởi vì ngày mùng 5 tháng 5 thời tiết nóng nực, thịt vịt lại có tính hàn, giúp cơ thể giải nhiệt. Ngoài ra, tháng 5 âm lịch, vịt bắt đầu vào mùa, lúc này thịt sẽ ngon, chắc và không còn mùi hôi.
Mâm cỗ tết Giết sâu bọ miền Trung không thể thiếu thịt vịt (Nguồn: Phong DT trong Yêu bếp)Chè kê
Trong mâm cỗ người miền Trung, nhất là dân xứ Huế thường có thêm chè kê. Chè kê được làm từ hạt kê vàng nấu cho nở mềm, sền sệt rồi thêm gừng, đường hoặc mật mía. Món này không thể thiếu bánh tráng nướng để ăn kèm.
Chè kê xúc bánh tráng của người Huế (Nguồn: Báo điện tử VOV)Chè trôi nước
Theo quan niệm, những món làm từ nếp đều có khả năng diệt sâu bọ, chính vì vậy người miền Nam thường ăn chè trôi nước trong ngày này. Chè trôi nước được làm từ nếp và đậu xanh, dùng kèm nước đường gừng và nước cốt dừa beo béo.
Chè trôi nước cũng là một trong những món giúp giết sâu bọ trong tết Đoan ngọ (Nguồn: Eric Nguyen trong Yêu bếp)Tết Đoan ngọ không nên làm gì?
Để tránh xui xẻo, ông cha ta đã quan niệm cần tránh một số việc trong tết Giết sâu bọ. Bạn lưu ý 5 điều dưới đây nhé:
Kiêng vứt giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là tết Đoan Ngọ, bạn cần đặt dép ngay ngắn, mũi dép hướng ra ngoài để đón tài lộc.
Để giày dép lộn xộn không may mắn cho tài lộc (Nguồn: Canva)Tránh để rơi tiền
Ông bà quan niệm rơi tiền bạc trong ngày mùng 5 tháng 5 sẽ mất tài lộc, tài vận đi xuống. Vì vậy bạn cần lưu ý bảo quản ví tiền của mình nhé.
Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái
Mang vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc về nhà trong tết Đoan ngọ có thể rước tà ma theo. Vì vậy, bạn cần lưu ý những món cần mua trong ngày này nhé.
Cân nhắc chọn đồ lưu niệm trong ngày tết Đoan ngọ (Nguồn: Canva)Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở trong khách sạn, nhà nghỉ
Theo phong thủy, vị trí đầu và cuối hành lang dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực. Chính vì điều này, khi đi du lịch bạn cần tránh chọn 2 phòng ở vị trí này. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng có bài trí đồ vật mang tính chất tôn giáo: tranh, tượng phật, bùa,…
Tránh dừng chân ở nơi âm u
Bệnh viện, đám ma, nghĩa địa có âm khí nặng nề, dễ sinh bật tật và tà khí. Không chỉ tết Đoan ngọ, ngày bình thường bạn cũng nên hạn chế dừng chân lâu ở những nơi này.
Tổng kết
Vậy là Shopee Blog vừa giải đáp câu hỏi tết Đoan ngọ là gì? Cúng tết Đoan ngọ gồm những gì? và những lưu ý trong ngày này. Hy vọng bạn có một ngày tết Giết sâu bọ vui vẻ và ấm áp bên gia đình. Đừng quên, theo dõi Shopee Blog để đọc thêm những bài viết hữu ích nhé.
> Xem thêm: Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết
Đánh giá bài viết