Loại bỏ Sợi Bã Nhờn còn khó hơn mụn đầu đen — Đâu là cách tốt nhất để loại bỏ chúng?

Chúng ta luôn phải tìm cách để loại bỏ hoàn toàn mụn đầu đen ở vùng mũi. Rất nhiều sản phầm như tẩy tế bào chết, miếng dán lột mụn, toner hứa hẹn mang lại cho bạn một làn da sạch mụn. Nhưng những sản phẩm này lại không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này. Những điểm cứng đầu đó thực sự không phải mụn đầu đen mà là sợi bã nhờn. Cùng Đẹp365 khám phá cách loại bỏ chúng bạn nhé!

Sợi bã nhờn là gì?

Sợi bã nhờn thường bị chúng ta nhầm lẫn là mụn đầu đen. Những sợi này có cấu trúc giống như ống nằm trong thành của lỗ chân lông dọc theo mũi, má hoặc cằm. Khi những cấu trúc dầu này gặp không khí, dầu có thể cứng lại bên trong lỗ chân lông và gây bít tắc. Tình trạng này còn được gọi là dầu bị oxy hóa.

Mụn đầu đen có thể trở thành mụn trứng cá. Sợi bã nhờn chỉ là một phần tự nhiên của da. Ngoài ra, mụn đầu đen có các đầu đen hoặc nâu sẫm nằm trong lỗ chân lông của bạn. Ngược lại, các sợi bã nhờn có màu trắng, xám hoặc vàng và không nhô lên mụn đầu đen. Chúng chỉ là một phần bình thường của da và cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến da. Chúng biểu thị rằng làn da của chúng ta đang thực hiện công việc giữ ẩm bằng cách tiết ra dầu.

Cách loại bỏ sợi bã nhờn tại nhà

Mặc dù sợi bã nhờn không nhất thiết phải khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì làm bít tắc lỗ chân lông của bạn và khiến làn da của bạn có kết cấu không đồng đều sẽ khiến bạn khó chịu. Có một số cách để loại bỏ các sợi bã nhờn an toàn. Dưới đây là một số phương pháp thích hợp bạn có thể làm tại nhà để loại bỏ chúng.

Làm mềm da

Các lỗ chân lông của chúng ta tự nhiên giãn ra trong hơi nóng và hơi nước. Khi tắm hoặc xông hơi, chúng ta làm tăng nhiệt độ bên trong da. Việc này giúp làm mềm các sợi bã nhờn. Mặc dù da cũng đã trở nên khá mềm sau khi tắm. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ để bạn có thể nặn.

Vì vậy, sau khi tắm xong, bạn nên dưỡng ẩm da bằng lotion, kem hoặc dầu để khóa ẩm cho da. Nhờ vậy cũng ngăn lỗ chân lông bị thu nhỏ và trở lại trạng thái khô cứng. Sau đó, lấy một chiếc khăn đã ngâm qua nước ấm, áp lên mũi. Việc này cũng giống như bạn xông hơi, sẽ giúp lỗ chân lông nở ra và dễ dàng nặn hơn.

Nặn các sợi bã nhờn

Bạn nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng cho nặn mụn để nặn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tăm bông để giảm tổn thương lên da của mình. Nhưng tuyệt đối không sử dụng móng tay để nặn. Đồng thời bạn cũng không nên bóp mạnh một chỗ nhiều lần. Điều này sẽ làm cho các mao mạch bị phá vỡ và không thể lành lại. Nguyên tắc chung cho bạn là bạn chỉ nặn một chỗ ba lần. Nếu bạn không thể nặn ra sau ba lần, hãy cứ để yên đấy và thử lại vào lần nặn sau.

Với những điểm như kẽ mũi, da bị lõm vào trong, do đó các sợi bã nhờn nằm sâu hơn trong da. Để khắc phục điều này, hãy lấy khăn giấy và cuộn lại. Sau đó, nhét mảnh khăn giấy đã cuộn đó vào lỗ mũi của bạn. Cách này cho phép các vùng da bị lõm được bằng phẳng hơn và bạn cũng dễ dàng nặn hơn.

Chăm sóc da sau khi nặn

Sau khi thực hiện xong quá trình nặn, bạn sẽ cần bổ sung dưỡng chất cho da. Giúp phục hồi da đặc biệt là vì da bạn có thể trông hơi đỏ và bị kích ứng sau tất cả các lần nặn. Bạn nên sử dụng mặt nạ làm dịu dạng gel ngay sau đó. Loại mặt nạ này sẽ làm dịu mọi vết mẩn đỏ do chấn thương nhỏ gây ra trên da. Ngoài ra, các thành phần pphục hồi, làm dịu da cũng nên được thể thêm vào chu trình chăm sóc da của bạn. Những thành phần này bao gồm niacinamide, B5 hay HA.

Cách phòng ngừa sự tích tụ sợi bã nhờn

Bạn có thể ngăn chặn sự hình thành các sợi bã nhờn thông qua thói quen chăm sóc da hằng ngày của mình. Để giảm thiểu sợi bã nhờn, hãy sử dụng sản phẩm có BHA hoặc retinoids. Tẩy da chết nhẹ nhàng hàng tuần là cách tốt nhất để giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng. Ngoài ra, sử dụng các thành phần như niacinamide hay kẽm cũng giúp hạn chế được quá trình sản xuất dầu của da.

Sợi bã nhờn thực chất không ảnh hưởng xấu đến da bạn. Nhưng chúng lại khiến kết cấu da không được đẹp. Điều này thì lại khiến hầu hét chúng ta rất khó chịu. Hiểu được điều này, Đẹp365 đã gợi ý một vài cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, sẽ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Bạn cần kiên nhẫn áp dụng thường xuyên những phương pháp trên để hạn chế tối đa nhé!