“Da bị cháy nắng”: Mối nguy hại tiềm tàng trong mùa nóng

Tất cả chúng ta đều nhận thức được sự nguy hiểm của tình trạng cháy nắng. Da bị cháy nắng có thể mẩn đỏ và nổi mụn nước. Ngoài ra, việc cháy nắng khiến tế bào da bị tổn thương gây ra các dấu hiệu lão hóa sớm. Và tất nhiên, nguy cơ ung thư da cũng tăng cao. Cùng Đẹp365 tìm hiểu về tình trạng này và cách giải quyết nhé!

Vì sao da bị cháy nắng lại gây nguy hiểm?

Bạn có thể đã nghe nói về cụm từ “cháy nắng” rất nhiều, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Ngoài ra, còn một cụm từ “ngộ độc ánh nắng” là ám chỉ tình trạng cháy nắng nghiêm trọng. Trường hợp này thường có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh.

Mặc dù “ngộ độc ánh nắng” có thể là một thuật ngữ thông thường, không phải là thuật ngữ chuyên môn hay chính thức. Nhưng TCN.VN sẽ sử dụng trong bài viết này để phân biệt với cháy nắng chỉ dừng lại ở mẩn đỏ và tổn thương da thông thường. Những triệu chứng mà bạn gặp phải sau một đợt phơi nắng không thể được xem là bình thường.

Ngộ độc ánh nắng là gì? Khác gì với cháy nắng thông thường?

Ngộ độc ánh nắng là phản ứng đối với tình trạng da bị cháy nắng nghiêm trọng. Điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Ngoài việc bạn phải đối mặt với vết bỏng, đau rát. Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, kiệt sức và thậm chí ngất xỉu. Các triệu chứng kéo dài từ vài giờ trong những trường hợp nhẹ và đến vài ngày trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Thủ phạm gây ra phản ứng trên toàn bộ cơ thể là chứng viêm da. Khi bạn bị bỏng, vùng da cháy xém của bạn sẽ bị viêm. Đây chính là nguyên nhân gây ra mẩn đỏ và đau. Bên cạnh đó, bỏng nắng, đặc biệt là bỏng nặng, cũng gây ra tình trạng viêm toàn thân trên khắp cơ thể bạn.

Cháy nắng và phát ban do tiếp xúc ánh nắng quá lâu

Trước khi bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt hoặc nôn mửa, dấu hiệu ngộ độc ánh nắng đầu tiên của bạn có thể là dấu hiệu giống như vết cháy nắng thông thường. Tuy nhiên, sự thật là do da bạn bị phát ban.

Phát ban do ánh nắng mặt trời có thể lan rộng hoặc chỉ xuất hiện trên những vùng cơ thể bị bỏng nặng nhất. Không giống như cảm giác khó chịu và mẩn đỏ thông thường, phát ban thường ngứa và có thể phát triển các mụn nhỏ trên khắp cơ thể.

Bất cứ vùng da nào tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian đủ lâu đều có thể bị bỏng, cháy nắng. Những gì thường bắt đầu từ việc cháy nắng bình thường có thể tiến triển thành các triệu chứng nói trên.

May mắn thay, việc sử dụng thuốc chống viêm và tăng cường bổ sung nước có thể làm giảm các triệu chứng và giúp cơ thể bạn phục hồi. Nhưng để có kết quả tốt nhất, các triệu chứng phát ban hay các vết bỏng cần phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn. Vết phồng rộp trên da do cháy nắng nên được bác sĩ da liễu xem xét để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo.

Bản thân vết phồng rộp là xấu. Nhưng nó còn là dấu hiệu tiềm ẩn của những nguy cơ đáng sợ hơn. Vì các vết cháy nắng phồng rộp có thể làm tăng 80% nguy cơ các bệnh về da. Chẳng hạn như phát triển khối u ác tính, đây là dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

Làm thế nào để bạn điều trị da bị cháy nắng?

Nếu phơi nắng quá lâu khiến bạn bị bỏng nặng do ánh nắng mặt trời. Có hai điều bạn nên làm ngay:

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy tránh xa ánh nắng. Tốt nhất, bạn nên đi vào trong mát và làm dịu da bằng cách chườm mát hoặc tắm nước mát. Tránh nắng trong vài ngày cũng rất quan trọng để tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc chống viêm và cung cấp đủ nước. Việc này sẽ giúp giảm viêm toàn thân và tăng tốc độ chữa lành làn da bị cháy nắng.

Nếu điều đó không giúp ích hoặc các triệu chứng của bạn nghiêm trọng. Ví dụ, bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc nôn mửa. Lời khuyên cho bạn là nên gọi cho bác sĩ da liễu của bạn càng sớm càng tốt. Vì cháy nắng ở cấp độ nặng có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và phải nhập viện.

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa bỏng da do ánh nắng mặt trời?

Cách tốt nhất để điều trị các trường hợp da bị cháy nắng nghiêm trọng là ngăn ngừa chúng. Bạn có thể làm điều này với việc thoa kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên.

Bạn nên thoa một lượng kem chống nắng phù hợp khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi hai giờ. Đối với vùng da mặt bạn sẽ cần 1-2 gram kem chống nắng và 25-30 gram cho toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên thoa lại sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi, và ngay sau khi lau khô da bằng khăn.

Nếu làn da của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Ví dụ như bạn có làn da trắng hoặc đang dùng thuốc khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng thì bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm độc do ánh nắng mặt trời hơn. Vì vậy việc thoa kem chống nắng là cực kỳ quan trọng.

Hãy nhớ rằng, chỉ vì bạn tránh được các triệu chứng bỏng da do ánh nắng mặt trời sau khi da bị rám nắng hay cháy nắng, không có nghĩa là không có tổn thương. Rám nắng và cháy nắng đều có hại cho làn da của bạn. Chúng là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy có sự tổn thương DNA do da phải tiếp xúc với tia UV. Vì tia UV được biết là gây nguy cơ ung thư và sẽ không an toàn nếu phải tiếp xúc quá nhiều với chúng.

Trên đây là những chia sẻ của Đẹp365 về nguyên nhân cũng như cách giải quyết tình trạng da bị cháy nắng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.