Hà Nội lại bêu tên 88 dự án vi phạm phòng cháy chung cư

Vừa qua, Cảnh sát PCCC Hà Nội vừa công khai danh tính các dự án nhà cao tầng vẫn còn tồn tại, vi phạm phòng cháy chung cư đợt 3.
Hà Nội lại bêu tên 88 dự án vi phạm phòng cháy chung cư
Hà Nội lại bêu tên 88 dự án vi phạm phòng cháy chung cư


Danh sách 88 công trình được “điểm mặt chỉ tên” lần này về vi phạm phòng cháy chung cư bao gồm: 74 chung cư, 8 trụ sở làm việc, 3 cơ sở y tế, 2 cơ sở giáo dục và 1 khách sạn.

Những “ông lớn” ngành xây dựng vi phạm phòng cháy chung cư

Đáng chú ý có các đơn vị như Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD có đến 19 công trình. Trong đó có các tòa nhà ở khu đô thị Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội là chủ đầu tư của 5 công trình vi phạm phòng cháy chung cư gồm: chung cư tái định cư CT14A1,2 tại Võ Chí Công, Phú Thượng, quận Tây Hồ; chung cư tái định cư CT13A phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; chung cư tái định cư C10,B12 Phường Xuân La quận Tây Hồ;…

Tổng công ty xây dựng Hà Nội, công ty cổ phần xây dựng số 3 có 3 công trình gồm chung cư B3, B4 và B5 tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hà Nội (Handico) vi phạm phòng cháy chung cư 262 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Trước đó, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã công bố danh sách công bố đợt 1 (tháng 5/2018) có 91 công trình, đợt 2 (tháng 6/2018) có 108 công trình.

Tính đến tháng 7, toàn Thành phố có 287 công trình cao tầng, cơ sở bị công khai tồn tại về PCCC trong quá trình hoạt động. Ngoài các cơ sở vi phạm này, Hà Nội còn 24 công trình chung cư cao tầng vi phạm phòng cháy chung cư trong đầu tư xây dựng, trong đó có 5 công trình chủ đầu tư có biểu hiện chây ỳ, không chịu khắc phục vi phạm.


Luật quy định về phòng cháy, chữa cháy với chung cư

Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và cháy và chữa cháy đối với cơ sở chữa cháy danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, quy định tại Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ điều kiện an toàn về PCCC đối với các cơ sở trên được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA như sau:

- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. Cụ thể:

- Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn như: cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm cản trở lối đi kia, cấm dùng nước làm chất dập tắt; biển báo khu vực hoặc vật liệu dễ cháy nổ; biển chỉ dẫn về phòng và chữa cháy như: biển chỉ hướng thoát nạn, bình chữa cháy, nơi lấy nước, phương tiện chữa cháy,…

- Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.

- Nội quy an toàn, sơ đồ, biển báo, chỉ dẫn được phổ biến và niêm yết những nơi dễ thấy, mọi người dễ biết và chấp hành.

MuaBanNhaDat theo TBKD