Tập thể dục thể thao là một trong những thói quen đang dần phổ biến tại Việt Nam ở mọi lứa tuổi. Không gian tập thể dục có thể ở công viên, phòng tập hay ngay tại nhà. Hiện nay, nhiều gia đình đã bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư một chiếc máy chạy bộ điện để có thể tập luyện dễ dàng hơn tại nhà. Máy tập này khá dễ sử dụng, tuy nhiên với những bạn chưa tiếp xúc bao giờ thì sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Vậy cách dùng máy chạy bộ như thế nào để đem lại hiệu quả tập luyện tốt nhất. Trong bài viết này, Shopee sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ điện đúng cách cho những người mới bắt đầu nhé.
Cách sử dụng máy chạy bộ điện đúng cách
Máy chạy bộ là một thiết bị tập luyện cố định tại nhà hay phòng tập Gym. Máy giúp hỗ trợ các bài tập đi bộ hoặc chạy từ cơ bản đến nâng cao cho người tập. Đây là thiết bị dụng cụ được sử dụng nhiều nhất bởi nó phù hợp với hầu hết tất cả mọi người giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Để biết cách sử dụng máy chạy bộ ngay tại nhà, trước tiên hãy cùng Shopee tìm hiểu về cấu tạo cũng như chức năng cơ bản của một máy chạy bộ.
Cấu tạo và cách điều chỉnh máy chạy bộ điện
Máy chạy bộ bao gồm các bộ phận sau:
- Thân máy: Được thiết kế từ thép chịu lực, khung đỡ của máy được làm chắc chắn giúp đỡ máy an toàn, bên ngoài được sơn tĩnh điện giúp máy luôn bền và đẹp hơn.
- Chân máy: Gồm hai hệ thống đỡ trước và đỡ sau. Chân máy thường sẽ có bánh xe để dễ dàng di chuyển vị trí đặt máy. Ngoài ra, còn có thêm lò xo hỗ trợ hữu ích những bài tập cho người tập luyện.
- Băng chạy: Đây là bộ phận chính giúp người tập di chuyển nhanh, chậm. Băng chạy sẽ có khả năng chống trơn trượt, độ bền cao. Kích thước băng chạy càng lớn, càng tạo được không gian tập luyện an toàn hơn.
- Động cơ: Giữ chức năng giúp vận hành máy hoạt động. Động cơ của các máy chạy bộ sẽ có công suất của motor từ 1.0Hp cho đến 6.0Hp. Nếu bạn mua để sử dụng cho gia đình thì công suất 2.0Hp trở lên là phù hợp với người có số cân tối thiểu từ 80 đến 130 kg.
- Màn hình hiển thị và bảng điều khiển: Màn hình sẽ hiển thị các thông số như vận tốc, quãng đường, thời gian, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim… giúp người tập dễ dàng nắm bắt được hiệu quả của bài tập. Bảng điều khiển với các nút chỉnh chế độ nhanh/chậm, tắt/mở,…
Cách điều chỉnh máy chạy bộ
Sau khi nắm được hết tất cả các bộ phận và chức năng của máy thì cách điều chỉnh máy chạy bộ khá đơn giản. Tùy vào nhu cầu tập luyện bạn sẽ chọn chế độ phù hợp và nhấn nút để bắt đầu tập luyện.
Hầu hết các dòng máy chạy bộ sẽ có 2 nút cơ bản trên bảng điều khiển là “bắt đầu” – nút lớn có màu xanh lá cây và “dừng lại” – nút lớn và có màu đỏ. Đối với một số dòng máy thì bảng điều khiển sẽ sử dụng tiếng anh.
Các nút điều chỉnh cơ bản bao gồm:
- Phím “START”: Khởi động máy
- Phím “STOP”: Dừng máy
- Phím “PROGRAM”: Chọn chương trình tự động mặc định trong máy
- Phím “MODE”: Chọn chế độ đếm ngược, gồm 3 chế độ
- Phím “SPEED +”: Điều chỉnh tăng tốc độ
- Phím “SPEED –”: Điều chỉnh giảm tốc độ
- Phím “INCLINE +”: Tăng độ dốc
- Phím “INCLINE –”: Giảm độ dốc
Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ
Trước khi bắt đầu tập luyện bạn sẽ đứng lên hai vành đai khung của máy, bạn nhất nút bắt đầu và chọn tốc độ 2km/h để băng chạy khởi động. Tiếp đến, bạn từ từ đặt 2 mũi bàn chân xuống thảm chạy và đi bộ từ từ để làm quen với băng chạy. Khoảng 2 phút, bạn bắt đầu tăng tốc độ (nút +/- ) và chọn độ dốc và tốc độ phù hợp với bạn.
Sau khi tập luyện bạn không nên dừng máy lại ngay mà hãy giảm tốc độ cũng như độ dốc về lại như ban đầu và đi bộ trong khoảng 5 phút. Thói quen này sẽ giúp cơ thể kịp thích nghi với thay đổi về cơ hoặc nhịp tim và đưa bạn về trạng thái bình thường.
Nếu bạn chưa quen trong việc dừng máy, bạn có thể dùng lực 2 tay chống vào 2 bên của máy để đưa chân lên vành đai khung như động tác trước khi bắt đầu chạy.
Khi sử dụng máy chạy bộ điện cần lưu ý những gì
Để sử dụng máy hiệu quả và bền nhất cũng như an toàn thì bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Cách dùng máy chạy bộ được an toàn nhất điều đầu tiên đó là các bạn cần tìm hiểu dòng điện sử dụng của máy chạy bộ trong gia đình mình. Với những dòng máy chạy bộ nội địa (hàng nhập nội địa) của các nước khác thì bạn cần đặc biệt chú ý đến mức điện áp nhà bạn đang sử dụng có phù hợp với điện của dòng máy đó không và cần sử dụng biện pháp chuyển áp nếu cần thiết. Việc duy trì nguồn điện ổn định sẽ giúp máy hoạt động được hiệu quả tốt nhất, an toàn và kéo dài tuổi thọ của máy hơn.
- Điều lưu ý tiếp theo là vị trí đặt máy, bạn nên đặt trên mặt phẳng, ở những nơi thông thoáng, tránh đặt ngoài trời, nắng mưa sẽ làm giảm độ bền của máy. Đặt máy cách xa các vật dụng khác để tránh va đập khi chạy. Thêm vào đó, bạn cũng nên đặt máy ở vị trí chịu được tác động lực tốt, để khi vận động bạn sẽ cảm thấy an toàn và chắc chắn.
- Một trong những lưu ý về cách sử dụng máy chạy bộ là kiểm tra nguồn điện trước khi khởi động.
- Khởi động máy khoảng 2 phút trước khi tập.
- Không vượt giới hạn thời gian sử dụng máy: Mỗi dòng máy sẽ có giới hạn về cân nặng người tập, thời gian sử dụng mỗi lần và khả năng hoạt động tối đa/ngày. Bạn cần tuân thủ những giới hạn mà nhà sản xuất đưa ra để tránh những rủi ro không mong muốn khi sử dụng.
- Trong quá trình chạy, bạn có thể bám vào tay cầm để giữ cân bằng cho cơ thể.
- Chọn trang phục thoải mái khi tập luyện: Một bộ trang phục hợp lý sẽ giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng. Bạn nên chọn những bộ trang phục tập Gym có khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Việc tập luyện chủ yếu ở phần chân nên bạn cũng cần chọn một đôi giày thể thao vừa chân, có xốp giày ở phần gót.
- Đối tượng tập luyện đặc biệt: Với những người già, trẻ em, người có bệnh lý, phụ nữ đang mang thai khi tập luyện với máy chạy bộ cần có sự giám sát của người khác.
- Khởi động trước khi tập luyện: Đây là điều bắt buộc trước khi bắt đầu một hoạt động tập luyện nào. Việc khởi động làm nóng cơ thể sẽ giúp bạn hạn chế được những chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Không chạy quá sức và chạy đúng tư thế để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Uống đủ nước khi chạy bộ: Thiếu nước sẽ làm cho cơ thể bạn mất nước gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt và làm giảm khả năng sinh lực, dễ gây ra chuột rút cho bạn.
Nếu duy trì việc tập luyện với máy chạy bộ, sức khỏe và vóc dáng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Hy vọng với những chia sẻ của Shopee về cách sử dụng máy chạy bộ phía trên sẽ giúp ích cho những bạn mới bắt đầu. Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng máy chạy bộ tốt thì hãy truy cập trang thương mại Shopee để nhận được nhiều ưu đãi nhất nhé.
> Xem thêm: Máy chạy bộ tại nhà – luyện tập ngay ở căn hộ của bạn