Khách du lịch Châu Á thường gặp phải định kiến chủng tộc khi họ đi du lịch vì...vẻ ngoài châu Á của họ. Đây không chỉ là miệt thị một cách mặc định, đó còn là minh chứng của sự kém nhận thức.
Khi đi du lịch, phóng viên người Canada gốc Hong Kong Kevin Chong đã có những trải nghiệm không mấy vui vẻ mà anh đã thuật lại trong một bài viết trên tờ South China Morning Post. Anh ấy thường được người Âu Mỹ chào đón với một kiểu cách thái quá và châm biếm: "Konichiwa, Ni hao ma, Trung Quốc hay Nhật?", rõ ràng đó không phải là biểu hiện của sự hiếu khách.
Khách du lịch Trung Quốc ở một sân bay Châu Âu.Kevin cũng thường bị gọi là "Chino" (từ chỉ người Trung Quốc với ý khinh bạc trong tiếng Tây Ban Nha), tài xế taxi ở Bali thì mặc định muốn chở Kevin trực tiếp đến một nơi mà anh ta có thể tìm thấy "mie goreng" hoặc "chow mein", một kiểu mì xào có nguồn gốc từ người Hoa. Ở Prague, một nhóm thanh thiếu niên gọi Kevin là "Bruce Lee-ski".
Kevin vốn là một người Canada có dòng máu Hong Kong, thậm chí anh còn không biết nói tiếng Trung nữa cơ, thế nhưng anh cảm thấy không cần phải phí lời giải thích với những kẻ có ý kỳ thị. Kevin thường gặp phải những câu hỏi từ người bản xứ như "Thực sự anh đến từ đâu?". Thế nên anh quyết định mặc kệ, cứ đi du lịch như một người Châu Á và không cần phải cảm thấy bị xúc phạm nữa.
Người châu Á dễ có trải nghiệm du lịch không tốt ở Châu Âu vì bị kỳ thị.Nhiều travel blogger Châu Á khác cũng gặp tình trạng tương tự khi du lịch châu Âu, Christina Guan, một người Canada gốc Trung Quốc cho biết người da trắng luôn mặc định rằng người châu Á "quê mùa", khi đi du lịch thường rất thích chụp nhiều ảnh, mang theo máy ảnh cỡ lớn, hoặc đi theo nhóm đông người. Guan nghĩ hình thức mặc định gán ghép các chi tiết trên với người châu Á là một biểu hiện của sự phân biệt chủng tộc.
Một blogger người Singapore, anh Bino Chua trải nghiệm nhiều thứ còn tệ hại hơn, anh bị ép phải mua quà lưu niệm vì trông anh giống như người Trung Quốc. Ở một số nước phương Tây, khách du lịch châu Á cũng dễ dàng trở thành mục tiêu của bọn móc túi, rạch giỏ.
Một biển cảnh báo "nguy hiểm: người Trung Quốc" ở Pháp.Tệ nhất là trong lần đi tour Tây Ban Nha, Hungary và Iran, người địa phương thường đi phía sau Bino Chua và gọi "ching chong chang" - một cách gọi châm chọc có hàm ý miệt thị nặng nề với người châu Á. Bino Chua từng phản ứng lại và nói rõ ra quê quán của mình là Singapore, nhưng anh sớm nhận ra việc giải thích không có tác dụng gì với những kẻ này.
Ban đầu, "ching chong" xuất phát từ cách gọi của những người phương Tây có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ dùng để nhái lại âm điệu của người Trung Quốc với ý đùa cợt. Tuy nhiên, về sau nó trở thành một cách gọi phổ thông của người phương Tây áp dụng cho tất cả những ai có nhân dạng châu Á hoặc những ai mà họ cho là người Trung Quốc.
Ngày nay, từ "chinh chong" có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu diễn ra sự giao thoa văn hóa, từ ngoài đời lẫn trên mạng xã hội và nó không bao giờ đi kèm với một ý tốt.
Công thức của những kẻ kỳ thị rất đơn giản: "da vàng mũi tẹt = Trung Quốc = ching chong". Dưới con mắt của người phương Tây, người châu Á thường bị gom chung vào chỉ một loại, đó là loại hạ đẳng thấp kém hơn, hoặc đến từ đất nước nghèo khó lạc hậu hơn người da trắng.
Một khách du lịch châu Á bị nhân viên NYC Cafe sỉ nhục bằng cách tự ý đổi tên khách hàng trong hóa đơn mua đồ uống của cô thành "ching chong".Một bộ phận người Âu Mỹ không hề tìm hiểu xem các nước châu Á đã phát triển như thế nào. Có không ít trường hợp du học sinh Việt Nam ở Mỹ hoặc Châu Âu bị hỏi một câu rất ngớ ngẩn:
Đất nước mày còn chiến tranh không?
Chiến tranh Việt Nam là một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử thế giới mà ai cũng biết, nhưng có lẽ họ lại không hề để tâm tìm hiểu Việt Nam hiện tại đã phát triển như thế nào, hoặc họ cố ý hỏi chỉ để sỉ nhục.
Thông báo dành cho người Trung Quốc tại một quầy hàng ở Hà Lan.Christina Guan tiếp tục chia sẻ, với kinh nghiệm du lịch của mình cô khẳng định du khách châu Á luôn bị phân biệt đối xử nếu so với du khách Âu Mỹ. Kể cả ở châu Á, các nhà cung cấp dịch vụ lữ hành và lưu trú cũng niềm nở hơn với khách vip phương Tây, cho rằng người da trắng là khách "vip" trong khi lại có thái độ phục vụ qua loa với chính đồng bào mình.
Lời miêu tả của Guan nhắc nhớ đến sự cố mà travel blogger Khoa Pug đã gặp phải khi check in ở resort Aroma Mũi Né, anh Khoa cũng từng nhắc đến việc "khách Tây" được xem trọng hơn là người Việt, mặc dù cả hai đều trả tiền để được hưởng dịch vụ như nhau.
Một gian hàng bán cá khô kiểu Nhật ở Valencia.Guan cũng phân tích thêm, những biểu hiện kỳ thị rập khuôn (racial stereotype) vừa được nhắc đến không phải lúc nào cũng là một sự thù địch có chủ đích, nhưng nó rất khó để xóa bỏ vì cô cho rằng đó là một rào cản văn hóa cộng với sự thiếu cảm thông, thiếu sự đầu tư tìm hiểu và không có kiến thức về châu Á của một bộ phận người Âu Mỹ.
Những định kiến đó cũng phản ánh những gì mặc định trong tiềm thức của người phương Tây về người Á Đông, như một thói quen, nó bật ra thành lời nói và cử chỉ xúc phạm.