Cơm tấm
Cơm tấm là một trong những đặc sản đầu tiên bạn nên thử khi đặt chân đến Sài Gòn. Cơm tấm đặc trưng và phổ biến đến mức, ở Sài Gòn, người ta có thể ăn món này cả ngày, từ bữa sáng đến bữa trưa, bữa tối, thậm chí là cả những bữa ăn khuya.
Chắc hẳn bạn sẽ thấy ''choáng ngợp'' khi trước mắt mình là một đĩa cơm tấm có vô số thứ. Nào là cơm tấm mềm dẻo, kế đến là thịt sườn nướng vàng óng phủ một lớp mỡ óng ánh, thơm ngon rồi cả chả trứng, trứng ốp la, lạp xưởng và chút đồ chua đủ khiến bạn no căng bụng. Thêm một chút mỡ hành, tóp mỡ, chén mắm chua ngọt và cả rau sống, đậu rồng lại càng ngon gấp bội.
Hủ tiếu Nam Vang
Đây là một trong các món ăn ngon ở Sài Gòn rất phổ biến. Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu do người Việt Nam chế biến thêm tôm, cá và được bán đầu tiên tại Nam Vang. Nguyên liệu chính là hủ tiếu dai, lòng heo nấu cùng thêm chút giá, hẹ, thịt bằm. Khác với hủ tiếu truyền thống chỉ dùng xương thịt, nước dùng hủ tiếu Nam Vang còn có thịt bằm nhỏ.
Súp cua
Thành phần trong súp cua rất đa dạng, nào là thịt cua, thịt gà xé, nào là trứng cút, nấm, có nơi còn thêm trứng bắc thảo, chả thậm chí óc heo để tô súp thêm đầy đặn, chất lượng. Rau ngò, tiêu và ớt làm ăn kèm theo sẽ làm dậy lên mùi thơm quyến rũ và vị ngọt tự nhiên, làm thỏa mãn cả những khách hàng khó tính nhất.
Ở nhiều tỉnh thành khác, súp cua là chỉ thường có trong nhà hàng hay các buổi tiệc. Nhưng ở Sài Gòn, đây lại là một món ăn vặt được ưa thích và vô cùng dân dã. Bạn có thể thưởng thức món ăn này một cách dễ dàng ở vỉa hè với giá trung bình khoảng 15 đến 20 ngàn đồng mà thôi.
Phá lấu & Bánh mì phá lấu
Nếu như ngoài Hà Nội phần khô bò được làm từ thịt nạc bò cán mỏng rồi chiên lên lên, thịt bò nạc thái lát, gân, dạ dày, gan, lá lách... thì ở Sài Gòn, thành phần chính của khô bò là gan và lách. Vị chua chua của nước mắm, vị béo bùi của gan, đu đủ dai giòn, mùi thơm của lá quế và rau dăm,... chính là một trong những điểm làm nên sự hấp dẫn của món ăn này.
Ăn gỏi khô bò kèm với bánh phồng tôm mằn mặn và rau răm, thêm tương ớt cay nồng sẽ là một món ăn vặt mà bạn không thể nào quên.
Bột chiên
Năm 2011, gỏi cuốn đã đứng thứ 30 trong Top 50 món ăn ngon nhất thế giới do trang du lịch CNN của Mỹ bình chọn. Nguyên liệu chính để làm gỏi cuốn thường có bánh tráng, rau sống, bún, thịt và tôm. Thịt heo vừa mỡ vừa nạc, tôm luộc hoặc hấp màu đỏ tươi trong rất bắt mắt, thêm một ít bún, giá đỗ, rau thơm rồi dùng bánh tráng cuốn ngoài thành từng phần, nhìn trông thật hấp dẫn. Ăn gỏi kèm với nước mắm chua chua, cay cay, ngọt ngọt sẽ tạo nên một sự kết hợp hài hòa khó có thể cưỡng lại.
Bạn có thể ăn món này vào giữa buổi, ăn chơi hoặc cũng có thể thay cho bữa ăn chính cho đỡ ngán.
Bài liên quan Bạn sẽ chưa tới Sài Gòn nếu không trải nghiệm những điều sau (Phần 1) Bạn sẽ chưa tới Sài Gòn nếu không trải nghiệm những điều sau (Phần 2) Ơn giời, nhà hàng Ngân Đình nức tiếng Sài Gòn đã có mặt ở Hà Nội rồi