Ngày 20/10 là ngày gì? Từ đâu có ngày 20/10?

Ngày 20/10 là ngày gì?

Bên cạnh dịp lễ quốc tế dành cho phái đẹp toàn cầu là ngày 8/3, "một nửa thế giới" ở nước ta có thêm ngày 20/10 - Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là dịp phái đẹp được đặc biệt tôn vinh, quan tâm và yêu chiều hơn bình thường với những món quà, buổi tiệc, lễ tuyên dương...

Ngày 20/10 là thứ mấy?

Năm nay, ngày 20/10 rơi vào ngày thứ Tư. Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc tổ chức tiệc kỉ niệm không thuận tiện lắm, song vẫn có thể cân nhắc đặt thức ăn giao tận nơi, đặt giao quà...

Bài liên quan
Ngày 20/10 là ngày gì? Từ đâu có ngày 20/10?
5 quán gà phô mai Hàn Quốc ở Hà Nội 'nhà nhà đều yêu'

Lịch sử ra đời của ngày 20/10

Trong giai đoạn phong kiến, người phụ nữ Việt Nam đã trải qua nhiều thiệt thòi, buồn tủi, bị động... vì những tư tưởng cổ hủ, có tính chèn ép và hạ thấp tài trí, quyền quyết định của phái đẹp như "Thất nam viết hữu, thập nữ viết vô", "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng", "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".

Thời ấy, người phụ nữ có xinh đẹp, đáng trân trọng thì cũng đứng trước nhiều rào cản, không có nhiều lựa chọn cho cuộc đời, dẫn đến tình trạng "Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Điển hình như những nữ thi sĩ, văn sĩ dù tài hoa, nổi tiếng chẳng kém cạnh cánh mày râu thời ấy cũng từng ngậm ngùi chịu cảnh "chồng chung" bất công.

Chịu nhiều áp bức, bóc lột như thế nên người phụ nữ luôn có nhu cầu, khát vọng được giải phóng, vươn lên, làm chủ cuộc đời mình và cống hiến cho xã hội. Vì thế, ngay từ buổi đầu chống giặc giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã dần phá vỡ "gông xiềng tư tưởng", tham gia đông đảo vào phong trào yêu nước. Đến những năm 1927, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các tổ học nghề và các tổ chức giúp đời sống của người phụ nữ thêm phát triển.


Năm 1927, nhóm ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) gồm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy đã tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, nơi các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng-ten và học chữ.
Nhóm chị Thái Thị Bôi gồm chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh
Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

Đến ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi “Nam nữ bình quyền”, sớm công nhận phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Phụ nữ phải được tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Vì lẽ đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 20/10/1930. Để ghi dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, cũng như là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam.

Đây là ngày đầu tiên trong lịch sử nước nhà, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp, công khai, chủ động đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Từ đây, người phụ nữ Việt Nam được bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6/2 âm lịch.

Từ đó, ngày 20/10 - "Ngày phụ nữ Việt Nam" hàng năm - là dịp để phái đẹp Việt được yêu thương, chiều chuộng đặc biệt hơn nữa.

Nếu bạn chưa có ý tưởng gì cho món quà ngày 20/10, có thể tham khảo ở đây:

Bài liên quan
5 tiệm bánh online 'nhìn là muốn đặt', dễ lấy lòng người nhận 20/10 này
Những chiếc 'bánh ngọt ít ngọt' cho ngày 20/10 vừa vui, vừa khỏe
Những bó hoa ‘ăn được, xài được’: Ngày 8/3 cứ mạnh dạn tặng, ai rồi cũng thích