Bánh Trung thu trên thế giới có gì đặc sắc?

1. Bánh Trung Thu ở Việt Nam

Bánh Trung thu Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một vài sử sách Trung Quốc ghi lại, bánh Trung thu xuất hiện từ các cuộc khởi nghĩa nông dân thời nhà Nguyên. Chiếc bánh tròn trịa, đặc nhân này được thiết kế như một hộp thư mật, để người dân nhét thư mật vào và truyền cho nhau.

Ngày nay, bánh Trung thu có rất nhiều phiên bản hấp dẫn. Song bánh nướng và bánh dẻo vẫn là 2 loại quen thuộc, cơ bản nhất.

Bánh nướng có lớp vỏ nâu vàng. Nhân bánh là nhân mặn từ hạt dưa, lạp xưởng, jambon, trứng muối... Nhân ngọt thì phổ biến như đậu xanh, khoai môn, hạt sen. Ảnh: @tiembanhenen


Ngày nay, những loại nhân mặn và ngọt cũng phổ biến, sang trọng hơn như nhân trứng cá caviar, vi cá, nhân hạt dẻ, mơ chua ngọt, matcha, cà phê, kem lạnh... Ảnh: @_samdegateaux_


2. Bánh Yuebing - Trung Quốc

Bánh Trung Thu Trung Quốc được gọi là Yuebing (Nguyệt Bính) - bánh mặt trăng. Bánh Yuebing có thể được coi là phiên bản sơ khai nhất của bánh Trung thu, với hình tròn quen thuộc, được in những chữ Hán mang ý tốt lành lên mặt bánh.

Về phần nhân mặn, ngọt..., Nguyệt Bính cũng không quá khác biệt với bánh Trung thu mà ta đã tiếp xúc bấy lâu. Ảnh: @nigelstanislauslite


Ngoài ra, bánh ở Bắc Kinh được biết là có một lớp bột mịn ở vỏ và nhân được làm từ táo gai núi. Bánh Nguyệt Bính ở Thượng Hải và vùng Tô Châu lại có vỏ mỏng, trên có rắc mè và nhân làm từ thịt heo.

3. Bánh Songpyeon - Hàn Quốc

Khác với hai loại bánh Trung thu quen thuộc trên, bánh Songpyeon Hàn Quốc có vỏ từ bột nếp với nhân bánh ngọt từ hạt dẻ, mật ong... Bánh có hình bán nguyệt và có màu sắc sặc sỡ. Bánh được hấp trên lá thông tươi, khi hấp xong có mùi thơm dễ chịu.

Đây cũng là nguồn gốc cái tên Songpyeon vì chữ "Song" trong tên bánh mang nghĩa "cây thông". Ảnh: @morakmorak_


Bánh Trung thu Hàn Quốc xinh xắn và sặc sỡ. Ảnh: @brian.rm_di.cho


Lý giải về hình dáng "không tròn" của loại bánh này, người Hàn Quốc cho rằng trăng luôn tuân theo chu ki tròn rồi khuyết, cũng như đời người lúc nào cũng có thăng trầm, nên trân trọng và thấu cảm.

Banh Songpyeon phổ biến trong những ngày lễ. Cũng như bánh Trung thu ở nước ta, bánh trăng khuyết ở Hàn được trao tặng như một lời chúc, lời nhắc nhở về y nghĩa cuộc sống.

4. Bánh Tsukimi Dango - Nhật Bản

Dango là tên một nhánh bánh làm từ bột gạo, tương tự bánh mochi nổi tiếng của Nhật. Dango có thể được thưởng thức quanh năm, riêng bánh Tsukimi Dango được người Nhật dùng vào Trung thu.

Tsukimi Dango tròn, trắng và mềm dẻo tương tự bánh mochi. Vào Trung thu, người Nhật thường xếp bánh thành tháp để cúng tổ tiên, cầu mong vụ mùa bội thu, gia đình êm ấm. Khi ăn, họ dùng kèm với đậu đỏ ngọt, đậu nành hay mật ong. Ảnh: @yuni_sweets


Truyền thuyết về Tsukimi Dango rằng: Vào ngày rằm tháng 8, Ngọc Hoàng xuống nhân gian vi hành thì gặp một chú thỏ trắng. Ngọc Hoàng thử hỏi xin thỏ đồ ăn nhưng vì thỏ không có gì tặng cho người, thỏ đã nhảy vào lửa để làm thức ăn cho Ngọc Hoàng. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Ngọc Hoàng đã đưa thỏ về cung trăng và gọi là thỏ ngọc. Từ đó, cứ vào rằm tháng 8 hàng năm, thỏ ngọc sẽ giã bánh Tsukimi Dango để tặng cho người dân.

Tháp bánh Trung thu Nhật Bản. Ảnh: @jpembinbulgaria


5. Bánh Trung thu "da tuyết" ở Singapore

Bánh Trung Thu dẻo lạnh (Snow Skin Mooncake) được cho là đã ra đời từ năm 1980. Bánh có vỏ tương tự như mochi, nhưng mang hình dáng tương tự bánh Trung thu Việt Nam - cao, khá dày, có hoa văn. Nhân bánh thường là nhân ngọt như đậu đỏ, hạt sen hay gần đây là sầu riêng, ca-cao.

Bánh trung thu da tuyết Singapore phải được bảo quản lạnh, được đánh giá là mềm và nhẹ bụng hơn các phiên bản phổ biến khác. Ảnh: @vian.b


6. Bánh Hopia - Philippines

Hopia (hay Bakpia) tương tự bánh Pía. Đây là một loại bánh ngọt phổ biến của Indonesia và Philippines, được cho là đến từ những người Fujianese nhập cư ở các trung tâm đô thị vào khoảng đầu thế kỷ XX.

Hopia có nghĩa Việt là "bánh nướng ngon". Có hai loại vỏ cho bánh Hopia và vỏ giòn hoặc vỏ mềm, nhân bánh nhìn chung là từ đậu đen, đậu đỏ, khoai lang tím, thịt heo... Ảnh: @whattoeatph


Bánh Hopia nhân khoai lang tím. Ảnh: @hopialikeitmarikina


7. Bánh cốm dẹp - Campuchia

Lễ Trung Thu (Ok Om Bok) ở Campuchia diễn ra 15/10 Âm lịch. Trong mâm cúng ngày Trung thu của họ không xuất hiện loại bánh quen thuộc, mà là hoa tươi, súp sắn, cốm dẹt, nước mía.

Mâm cỗ ngày Trung thu ở Campuchia. Ảnh: Fresh News.


Phần cốm dư có thể để dành ăn qua ngày hoặc đem biếu.


Bánh cốm dẹp Campuchia được làm từ hạt lúa non phơi hay rang khô. Sau đó, phần cốm này được nấu cùng nước dừa và bột để trở thành một thứ "bánh Trung thu" khác lạ ở Campuchia.

Bài liên quan
Bánh Trung thu trên thế giới có gì đặc sắc?
Ý nghĩa của bánh Trung thu trong ngày tết đoàn viên
Tết Trung thu ở Việt Nam và các nước Châu Á khác nhau thế nào?