Hàn Quốc: Đập chân chú rể
Sau lễ cưới, một số chú rể Hàn Quốc phải tuân theo một nghi thức lễ cưới kì lạ trước khi họ có thể rời đi với người vợ mới: đập chân. Phù rể hoặc các thành viên trong gia đình tháo giày của chú rể, buộc cổ chân của anh ta bằng dây thừng trước khi thay phiên nhau dùng một cây roi mảnh hoặc có khi là... cá khô để đánh vào chân anh ta.
Mặc dù khá đau đớn, nhưng nghi lễ kết thúc nhanh chóng và có ý nghĩa gây cười hơn là một hành động trừng phạt, và dường như việc đập chân được coi là một phép thử đối với sức mạnh, sức bền của người chồng mới cưới
Kenya: Nhổ nước bọt
Trong đám cưới của người Maasai ở Kenya, có một nghi thức lễ cưới kì lạ là cha của cô dâu sẽ nhổ nước bọt vào đầu và ngực của con gái mình trước khi cô rời đi với chồng mới. Trong văn hóa Maasai, khạc nhổ được coi là biểu tượng của sự may mắn và tài lộc. Người bộ lạc Maasai sẽ nhổ vào tay họ trước khi bắt tay những người lớn tuổi như một dấu hiệu của sự tôn trọng, và việc khạc nhổ vào những đứa trẻ Maasai mới sinh để xua đuổi những điều xui xẻo.
Scotland: Bôi đen
Ở các vùng của Scotland - thường là ở Quần đảo Orkney, Fife, Aberdeenshire và Angus - chú rể và cô dâu phải chịu một nghi thức lễ cưới kì lạ được gọi là 'bôi đen'. Một ngày trước đám cưới, bạn bè của cô dâu hoặc chú rể sẽ phủ lên người đôi uyên ương một hỗn hợp gồm tre, bồ hóng, lông vũ và bột mì trước khi diễu hành ồn ào trên đường phố. Theo Đại học Inverness, truyền thống này được thực hiện để xua đuổi tà ma.
Ấn Độ: Kumbh Vivah - nghi thức lễ cưới kì lạ khi cô dâu kết hôn với cái cây trước cả chú rể
Ở Ấn Độ, phụ nữ sinh ra dưới thời Mangal Dosha (theo chiêm tinh Ấn) được gọi là ‘Mangliks’ và bị cho xui xẻo, đặc biệt là trong hôn nhân. Để khắc phục điều này, nghi lễ kumbh vivah được thực hiện trước đám cưới thực sự của họ để phá bỏ lời nguyền. Lúc ấy, người phụ nữ sẽ kết hôn với cây chuối hoặc tượng của thần Vishnu.
Đức: Polterabend & Baumstamm Sägen
Vào đêm trước của một số đám cưới ở Đức, khách mời của các cặp đôi sẽ tập trung tại nhà của cô dâu và đập vỡ những mảnh sành sứ theo một truyền thống được gọi là Polterabend. Nghi thức này được cho là sẽ mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể.
Sau đó, cặp đôi được yêu cầu dọn dẹp các mảnh vỡ để chứng minh rằng bằng cách làm việc cùng nhau, họ có thể vượt qua bất kỳ thử thách nào phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân.
Trung Quốc: Khóc
Đám cưới thường là một điều vui nhưng ở một số vùng của Trung Quốc, khóc là một phần bắt buộc của buổi lễ. Một tháng trước đám cưới sắp tới, các cô dâu Tujia sẽ khóc một tiếng mỗi ngày. Mười ngày sau nghi lễ, mẹ sẽ khóc cùng cô dâu. Mười ngày sau đó, bà của cô dâu cũng tham gia, và cuối cùng các thành viên nữ khác trong gia đình sẽ hòa vào tiếng khóc than ấy.
Pháp: Le Pot de Chambre
Sau tiệc cưới, theo truyền thống, khách mời sẽ thu thập thức ăn và đồ uống còn sót lại và cho vào một cái nồi trước khi đưa cho cặp đôi mới cưới uống, được cho là để tiếp thêm năng lượng cho đêm tân hôn. Rất may mắn rằng đây chỉ là một nghi thức cũ và đã không còn được áp dụng nữa.
Malaysia và Indonesia: Cấm tắm
Các thành viên của người Tidong ở Malaysia và Indonesia ở Borneo tuân theo một truyền thống quy định rằng cô dâu và chú rể không được rời khỏi nhà của họ hoặc sử dụng phòng tắm trong suốt ba ngày sau lễ cưới.Đôi trai gái cũng được canh gác cẩn mật và chỉ được phép ăn uống rất ít.
Trong văn hóa Tidong, việc không tuân thủ các nghi lễ được cho là khiến cô dâu và chú rể kém may mắn, thường dẫn đến hôn nhân tan vỡ hoặc con cái yểu mệnh.
Thụy Điển: Hôn cô dâu
Trong nhiều đám cưới phương Tây, câu nói bất hủ 'you can now kiss the bride' biểu thị cho lời thề của một cặp đôi và chú rể sẽ hôn cô dâu. Trong tiệc cưới của các cặp vợ chồng mới cưới Thụy Điển, nếu chú rể rời khỏi phòng, các khách nam của tiệc cưới được phép hôn cô dâu. Tương tự, nếu cô dâu rời khỏi bữa tiệc, khách mời nữ sẽ tiến tới hôn chú rể.
Nội Mông Cổ: Tìm gan gà
Trước khi có thể ấn định ngày tổ chức đám cưới của mình, các cặp đôi từ người Daur ở Nội Mông Trung Quốc sẽ cùng nhau giết, mổ ruột con gà con trước khi kiểm tra gan của nó.
Nếu gan của gà đang ở trong tình trạng khỏe mạnh, cặp đôi có thể ấn định ngày tổ chức đám cưới nhưng ngược lại, họ phải mổ một con khác cho đến khi tìm được lá gan khỏe mạnh thì thôi.