4 cách xử lý nỗi buồn độc hại, càng làm càng vô ích

1. Ăn

Khi ăn, bộ não tiết ra hóc-môn khiến ta hạnh phúc vì nó "được trao thưởng", được cấp năng lượng. Do đó, nhiều người chọn ăn là cách xoa dịu nỗi buồn chán, mà thường những món bánh ngọt, thực phẩm tinh chế nhiều đường càng khiến ta có cảm giác "vui giả" hơn. Nếu lạm dụng việc ăn để đỡ buồn, khả năng cao bạn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe.

2. "Liệu pháp mua sắm"

Các trang thương mại điện tử là cứu cánh cho người lấy mua sắm làm vui trong mùa dịch này. Tuy vậy, cứ chi tiền để cảm thấy đỡ bức bối hơn không phải là cách giải quyết lâu bền. Bên cạnh đó, việc liên tục mua sắm không chỉ khiến bạn nhanh khánh kiệt mà còn gặp phải những trường hợp lừa đảo - đã buồn lại buồn hơn.

3. Đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh

"Tôi buồn vì anh ta không yêu tôi", "Tôi thất bại do gia đình không hậu thuẫn", "Trời nóng làm tôi cáu bẳn"... là những câu đổ thừa hoàn cảnh phổ biến. Dĩ nhiên, việc đưa ra nguyên nhân ngoại vi cho nỗi buồn của chúng ta khiến ta nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên, đối mặt, chịu trách nhiệm và tìm cách cải thiện nỗi buồn, sự thất vọng (nếu bạn muốn) mới là cách hiệu quả, thay vì "chuyền bóng" sang người khác và rồi quả bóng đó sẽ lại va vào bạn thôi.

4. Than vãn trên mạng xã hội

Cách xử lý nỗi buồn độc hại và hời hợt hơn cả là đưa hết mọi tâm trạng lên mạng xã hội. Bạn sẽ không tưởng tượng được sức lan truyền của chúng đâu! Một lời vạ miệng, bóng gió vô cớ... của bạn có khả năng gây nên một cuộc bất hòa, và khiến bạn trông "xấu xí, khó chịu, hay than thở" hơn trong mắt mọi người.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn thoát khỏi những cách xử lý nỗi buồn độc hại mà ai cũng một lần mắc phải.

Tin liên quan:

Bài liên quan
4 cách xử lý nỗi buồn độc hại, càng làm càng vô ích
Những cách giúp bạn che giấu đi nỗi buồn bên trong
Làm cách nào để đối mặt với nỗi buồn?
Con gái chia tay bạn trai, mẹ liền chuyển khoản 'mua lại nỗi buồn' kèm lời nhắn: 'Phải yêu thương bản thân mình trước'