Kích ứng và dị ứng đều có thể gây ra các phản ứng xấu khiến da nhạy cảm hơn. Điều khó chịu là chúng có nhiều thứ tương đồng trong nguyên nhân và triệu chứng khiến chúng ta khó phân biệt dù chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong bài viết này, bạn sẽ biết rõ hơn về 4 loại da nhạy cảm, cũng như thông tin thêm về viêm da tiếp xúc và lý do tại sao cả kích ứng và dị ứng đều thuộc cùng một danh mục. Cùng Happy Skin tìm hiểu kĩ hơn nhé!
1. Da nhạy cảm là gì? Có giống với bệnh viêm da tiếp xúc?
Khi có một làn da nhạy cảm bạn cần lưu ý nhiều điều khác nhau trong cách điều trị và chăm sóc da nhạy cảm để tìm ra phương pháp đúng đắn nhất. Vì thế, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được bạn đang đối phó với loại da nhạy cảm nào trong số bốn loại da nhạy cảm: da mụn, da rosacea (trứng cá đỏ/ chứng mũi đỏ), da nóng rát châm chích và viêm da tiếp xúc (dị ứng và kích ứng), cả 4 loại đều có một điểm chung – da bị viêm nhiễm.
Trong trường hợp viêm da tiếp xúc, cả chất kích ứng và chất gây dị ứng đều có thể là nguyên nhân cơ bản. Do đó, kích ứng và dị ứng da có thể xuất hiện với các triệu chứng tương tự bao gồm: viêm ngứa, mẩn đỏ và khô ráp đóng vảy. Viêm là nguyên nhân gốc rễ của tất cả các phản ứng nhạy cảm trên da, bao gồm mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, cảm giác nóng và châm chích và viêm da tiếp xúc. Viêm xảy ra khi các yếu tố gây viêm trong cơ thể khiến mạch máu giãn ra và kích hoạt giải phóng một hợp chất gọi là “histamine”. Phản ứng này gây ra mẩn đỏ, sưng và ngứa thường thấy trong trường hợp bùng phát mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ hoặc phát ban. Một khi các con đường gây viêm trở nên mạnh mẽ, chúng sẽ kích thích các con đường khác và gây ra phản ứng dây chuyền bên trong cơ thể, khiến tình trạng viêm nghiệm trong hoặc khó điều trị hơn. Còn khi tình trạng viêm đang ở giai đoạn khởi phát, nó có thể tàn phá làn da của bạn và dẫn đến một số vấn đề khác cho làn da.
2. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Kích ứng và dị ứng đều là biểu hiện thuộc loại da nhạy cảm viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng “hoành hành” và gây phát ban trên da của bạn. Sự khác biệt chính giữa hai chất này là chất gây kích ứng sẽ phản ứng trên da cho bất kỳ ai tiếp xúc với nó, trong khi chất gây dị ứng chỉ ảnh hưởng đến những người có phản ứng miễn dịch cụ thể với chúng. Ví dụ, cây thường xuân độc có chứa một loại dầu gọi là urushiol; khi da tiếp xúc với urushiol, bạn sẽ bị phát ban gây mẩn đỏ, nổi mụn nước và ngứa. Hợp chất này là thứ có thể làm phiền bất cứ ai tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có phản ứng dị ứng với cùng một chất gây dị ứng. Nhiều kim loại được sử dụng trong đồ trang sức gây ra phản ứng dị ứng cho một số người mà cơ thể của họ kích hoạt phản ứng miễn dịch khi tiếp xúc với da. Nếu bạn hay bị dị ứng, bạn cần ghi chú lại các thành phần hoặc chất nguy cơ. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây dị ứng da, bạn có thể yêu cầu bác sĩ da liễu làm patch test để xác định nguyên nhân gây dị ứng để phòng tránh về sau nhé!
3. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm da tiếp xúc:
Có một số chất bôi ngoài da có thể gây ra viêm da tiếp xúc, nhưng một số chất phổ biến nhất bao gồm:
- Thuốc tẩy và chất tẩy rửa.
- Alkyl Glucoside – được tìm thấy trong nhiều loại sữa tắm, dầu gội đầu “thân thiện với môi trường”.
- Các chất trong không khí như phấn hoa, dăm gỗ và bụi.
- Nước hoa.
4. Làm thế nào được điều trị bệnh viêm da tiếp xúc?
Bước đầu tiên trong điều trị viêm da tiếp xúc là cố gắng xác định nguyên nhân. Sau đó, hãy rửa sạch da để loại bỏ càng nhiều càng tốt các chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng ngay sau khi bạn tiếp xúc với chúng. Nếu bị phát ban dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu, để có thể được kê đơn cho bạn các loại steroid tại chỗ để giúp giảm viêm và làm dịu các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống steroid hoặc thuốc kháng histamine và sau khi bạn đã kiểm soát được phát ban, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chất gây phát ban. Như đã đề cập ở trên, bạn hãy ghi chú các chất gây dị ứng/ kích ứng để giúp bạn ghi nhớ những chất cần tránh. Bạn cũng có thể mặc quần áo bảo hộ, áo khoác, đeo găng tay,… khi làm việc ngoài trời để tránh vô tình chạm phải một số loại cây gây kích ứng, chẳng hạn như cây thường xuân độc và cây sơn thù du.
5. Kết luận:
Kích ứng và dị ứng đều kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và đóng vảy. Bằng cách tránh các thành phần gây kích ứng và dị ứng sẽ giảm thiểu tình trạng mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng viêm da tiếp xúc nghiêm trọng hoặc không thể tự mình xác định nguyên nhân gốc rễ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ da liễu có kinh nghiệm nhé!
6. Gợi ý sản phẩm phục hồi da:
-
Emmié by Happy Skin Ultra Repair Water Cream (400.000 VNĐ)
-
Bioderma Cicabio Creme (309.000 VNĐ/40ml)
-
La Roche-Posay Cicaplast Baume B5 (229.500 VNĐ/ 40ml)
-
Dear Klairs Midnight Blue Calming Cream (374.000/ 30ml)
-
Skin1004 Madagascar Centella Smoothing Cream
-
SkinClinic Post Peeling Restoring Cream (1,200,000 VNĐ)
-
Paula’s Choice Calm Redness Relief Repairing Serum (1,150,000 VNĐ)
-
OBAGI CLINICAL Kinetin+ Rejuvenating Serum (2,650,000 VNĐ)
Tìm hiểu thêm về sản phẩm và mua hàng chính hãng tại SkinStore