Vitamin K là gì & Tác dụng của Vitamin K trong việc chăm sóc da

Bạn có thể đã nghe nói đến hoặc đang sử dụng vitamin A, C và E. Nhưng còn vitamin K thì sao? Đây là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng khác nhau của cơ thể. Và thành phần này thường được coi là một loại vitamin cho cơ thể hơn là chăm sóc da. Cùng Đẹp365 tìm hiểu về vitamin K và những lợi ích mà thành phần này mang lại cho da bạn nhé!

Tổng quan về thành phần Vitamin K

Loại thành phần: Chống oxy hóa và chống viêm, với tác dụng giúp đông máu.

Công dụng chính: Thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào và có đặc tính chống viêm. Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương bằng cách tái biểu mô của vết thương. Đồng thời thành phần này có thể có một số đặc tính chống oxy hóa. Vai trò của thành phần này trong quá trình đông máu cũng có thể có lợi cho việc giúp giảm thiểu quầng thâm mắt.

Đối tượng khuyên dùng: Thành phần thường được tìm thấy nhiều nhất trong các loại kem nhắm vào quầng thâm mắt. Do đó, sẽ phù hợp cho những ai muốn làm sáng vùng mắt dưới.

Tần suất sử dụng: Vitamin K bôi ngoài da có thể được sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày.

Hoạt dộng tốt với: Khi sử dụng kết hợp với arnica, vitamin C, vitamin E, caffein, cũng như retinol có thể giúp da hấp thụ vitamin K tốt hơn.

Không dùng với: Không có thành phần nào được biết là có tương tác tiêu cực với vitamin K.

Vitamin K là gì & Tác dụng của Vitamin K trong việc chăm sóc da

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo. Thành phần này được tìm thấy trong thức ăn và được tổng hợp trong ruột già. Thành phần này đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Trong đó bao gồm đông máu, điều hòa canxi trong máu và sức khỏe của xương.

Lợi ích của Vitamin K đối với làn da

Vitamin K nổi tiếng với nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ chế mà vitamin K hoạt động trên da vẫn chưa rõ ràng. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về lợi ích khi dùng ngoài da của thành phần này. Và dưới đây là những gì thành phần này có thể làm.

Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

Vitamin K cải thiện quá trình chữa lành vết thương bằng cách tăng sự co bóp của vết thương. Đồng thời cũng giúp hình thành collagen và mạch máu. Sự co lại của vết thương về cơ bản là một phản ứng chữa lành mà cơ thể bạn có để xác định để sửa chữa.

Chống oxy hóa

Vitamin K có đặc tính oxy hóa khử. Điều này đề cập đến khả năng giải độc của các loại oxy phản ứng (còn được gọi là ROS) được hình thành khi chúng ta tiếp xúc với những thứ như tia UV và ô nhiễm.

Giúp làm mờ quầng thâm

Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin K là kem dưỡng mắt có công dụng làm sáng vùng da dưới mắt. Về lý thuyết, điều này xảy ra là do tác động của vitamin đối với quá trình đông máu và cách nó ảnh hưởng đến máu tích tụ trong các mạch nhỏ bên dưới mắt. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người có quầng thâm và hắc sắc tố dưới mắt. Trong một nghiên cứu năm 2004 cho thấy thành phần này có lợi trong việc giảm thiểu quầng thâm và nếp nhăn khi được kết hợp với retinol, cũng như vitamin C và E.

Tác dụng phụ của Vitamin K

Trên thực tế, vitamin K thực sự không có tác dụng phụ nào được biết đến. Trừ khi ai đó thực sự bị dị ứng với thành phần này. Nếu không thành phần này thực sự an toàn cho mọi loại da. Vì vitamin K có ảnh hưởng đối với quá trình đông máu. Bất kỳ ai có nguy cơ đông máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin K. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử và xem liệu nó có thể giúp đánh bay quầng thâm hay không, thì việc này không có hại gì cả.

Cách sử dụng

Theo nguyên tắc chung, bạn có thể sử dụng thành phần này một hoặc hai lần mỗi ngày. Và nó thường được tìm thấy trong kem dưỡng mắt. Để có kết quả tốt nhất, hãy tìm kiếm trong các công thức sản phẩm kết hợp với các thành phần làm sáng da khác. Chẳng hạn như caffeine, arnica hoặc thậm chí với retinol. Sự kết hợp này có thể giúp cải thiện quá trình thâm nhập của vitamin K vào da.

Vitamin K rất cần thiết trong việc hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể. Thành phần này giúp cơ thể chữa lành vết thương. Vì vậy, thành phần này được sử dụng trong việc phục hồi sau phẫu thuật hoặc thẩm mỹ. Chẳng hạn như điều trị bằng laser. Ngoài ra, đây cũng là một thành phần nổi tiếng trong nhiều loại kem mắt với các nghiên cứu cho thấy khả năng làm sáng quầng thâm và tăng độ đàn hồi cho da.