Theo CNN, một nhóm nhà nghiên cứu đã “tái phát hiện”, sau đó chụp ảnh và quay video đầu tiên về ong Wallace ngày 25/1. Con vật “tái xuất” sau khi biến mất kể từ năm 1981. Nhóm nghiên cứu - bao gồm nhiếp ảnh gia Clay Bolt, nhà côn trùng học Eli Wyman, nhà sinh thái học hành vi Simon Robson và nhà nghiên cứu sinh vật học Glenn Chilton, đã dành nhiều năm nghiên cứu về loài ong bí ẩn cư trú trong các khu rừng ẩm ướt ở Indonesia trong nhiều ngày trước khi tình cờ gặp một con.Hình ảnh ong khổng lồ Wallace.Việc tái phát hiện loài ong này đã đem lại hy vọng rằng khu vực xung quanh rừng có thể là nơi ẩn náu của sinh vật hiếm này. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp loại loài côn trùng này vào hạng "dễ bị tổn thương" do hoạt động đào và khai thác đá.Trước đó, chỉ có hai nhà nghiên cứu khác may mắn được ghi nhận là đã nhìn thấy loài ong này. Người thứ nhất là nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace, phát hiện một con ong khổng lồ vào năm 1858 trên hòn đảo nhiệt đới Bacan, Indonesia. Người thứ hai là nhà côn trùng học Adam Messer, phát hiện loài này vào năm 1981.Trong khi đó, nhóm nghiên cứu vừa qua đã lần theo dấu vết các ổ mối trong rừng ở hòn đảo hẻo lánh Bắc Moluccas, Indonesia. Họ có được thông tin về hành vi và môi trường sống của loài ong khổng lồ từ tài liệu của Adam Messer và họ đã khảo sát hình ảnh vệ tinh của hòn đảo để làm quen với địa hình nơi đây. Các nhà khoa học biết được rằng loài ong khổng lồ Wallace thường được tìm thấy ở rừng hạ và tại các tổ mối trong cây.Một thành viên trong đội hướng dẫn viên đã trèo lên cây để khám phá tổ ong "khả nghi".Tuy nhiên, việc phá rừng tại Indonesia gia tăng trong những năm gần đây để mở đường cho phát triển nông nghiệp đã thu hẹp môi trường sống tự nhiên của loài ong, khiến con người rất khó bắt gặp chúng.Đoàn thám hiểm đã phải quan sát từng tổ trong khoảng nửa giờ trước khi chuyển sang tổ tiếp theo. Đôi khi, họ nghĩ rằng đã gặp phải một con ong khổng lồ, nhưng chủ yếu đó là ong bắp cày.Đến ngày cuối cùng trong kỳ thám hiểm kéo dài 5 ngày, hướng dẫn viên và người phiên dịch trong đoàn đã phát hiện ra một tổ ong trên cây nằm ở vị trí cách mặt đất khoảng 1m6. Khi nhiếp ảnh gia Bolt trèo lên cây để nhìn rõ hơn vào trong tổ, anh đã phát hiện ra một con ong cái khổng lồ Wallace. “Đây là một khoảnh khắc đáng nhớ và tuyệt vời", nhiếp ảnh gia Bold cho biết. Sau đó, cả nhóm đã ghi lại những hình ảnh đầu tiên của loài ong hiếm gặp này.
Bất động sản quý 2/2018: Thị trường căn hộ nhiều biến động 24-07-2018, 16:00