Trong một cuộc đi thám hiểm rừng rậm ở Uganda, một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Zürich ở Thụy Sĩ và Trạm bảo tồn Budongo đã chứng kiến cảnh một bầy đàn tinh tinh tấn công một con tinh mắc chứng bạch tạng. Nhóm nghiên cứu này đã rất háo hức với việc quan sát hành vi và phản ứng của những thành viên khác trong đàn đối với cá thể có hình dáng khác thường.
Chia sẻ trên tạp chí Linh trưởng học Mỹ, nhóm nghiên cứu này cho biết con tinh tinh bạch tạng và mẹ nó đã xuất hiện nhiều lần trước trong khu rừng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những con tinh tinh khác trong bầy đàn phản đối rất hung dữ.
Trong một cuộc ẩu đả mà nhóm nghiên cứu này quan sát được, một con tinh tinh đực to khỏe đã đánh con tinh tinh bạch tạng và mẹ nó. Theo phản xạ, tinh tinh mẹ leo nhanh lên cành cây để trốn trong khi con tinh tinh bạch tạng vẫn kêu gào bên dưới.
Tuy nhiên, không phải con tinh tinh nào cũng có thái độ hung dữ với con tinh tinh bạch tạng và mẹ nó. Trong cuộc ẩu đả, nhóm nghiên cứu đã nhìn thấy một con đực khác đến gần mẹ của con tinh tinh bạch tạng chìa tay ra để chấn an. Một con tinh tinh cái khác thì tỏ ra rất bình tĩnh và chăm chú theo dõi con tinh tinh bạch tạng.
Trong cuộc ẩu đả này, đã có 6 con tinh tinh tham gia tấn công con tinh tinh bạch tạng. Chúng bắt đầu tấn công con tinh tinh non đến khi nó không còn kêu và nằm bất động. Con tinh tinh bạch tạng đã chết vào sáng 19/7. Sau khi con tinh tinh bạch tạng nằm bất động, một con tinh tinh đực đầu đàn chui ra từ rừng rậm, giữ chặt tinh tinh bạch tạng non đã mất một cánh tay.
Tiếp đó, khoảng 10 con tinh tinh khác trong đàn đi lại vỗ, ngửi và kiểm tra xác chết của con tinh tinh bạch tạng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cái chết của con tinh tinh bạch tạng đã thu hút nhiều sự chú ý của các con tinh tinh khác do hình dáng khác biệt của nó.
Nhóm nghiên cứu đã mang xác của con tinh tinh bạch tạng về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Tại đây, họ kết luận con tinh tinh này bị mắc chứng bạch tạng và không có sắc tố ở da, lông và mắt.
Bạch tạng là chứng bệnh có thể xảy ra ở người và một số động vật có cấu trúc xương sống. Đây là một chứng bệnh di truyền bẩm sinh do cơ thể không sinh ra được chất Melanin, một chất quyết định sắc tố da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Đối với các động vật có vú khi mắc chứng bệnh bạch tạng thường biểu hiện ở mắt, da và lông. Còn đối với các loài động vật khác, chứng bạch tạng thường có biểu hiện không giống nhau. Ví dụ như, loài chim khi bị bạch tạng thường có màu xanh dương và xanh lục do sự kết hợp giữa cấu trúc lông vũ và sắc tố Melanin.
Bài liên quan Các nhà khoa học đã hồi sinh động vật tuyệt chủng như thế nào? Lạ Quá Nè: Loài động vật có khả năng dùng máy tính, tiên đoán, tính toán? Tại sao ngày càng nhiều bệnh từ động vật lây lan sang con người?