Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Thường trực ủy ban (TTUB) nhất trí với nhiều nội dung Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến của nhân dân góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó cso chính sách nâng chuẩn đào tạo giáo viên mầm non, chính sách cử tuyển và về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.Về chính sách nâng chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non. TTUB cơ bản nhất trí với Chính phủ trong việc tiếp thu ý kiến Nhân dân về yêu cầu nâng chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non lên trình độ cao đẳng vì đây là lứa tuổi rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em và với ý nghĩa đây là một trong những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.Tuy nhiên, TTUB cho rằng, Giáo dục Mầm non có tính đặc thù cao, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non không chỉ được quyết định bởi trình độ đào tạo, mà còn cần kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm và nhiều phẩm chất khác của nhà giáo.Mặt khác, đây là chính sách tác động tới đông đảo các nhà giáo và các cơ sở giáo dục mầm non; vì vậy, cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về chuẩn đào tạo của nhà giáo, xác định lộ trình, phương thức đào tạo nâng chuẩn để bảo đảm tính khả thi.TTUB đề nghị cần quy định theo hướng mở để tạo sự linh hoạt khi triển khai thực hiện đối với các vị trí việc làm trong các cơ sở mầm non, các nhóm trẻ. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc và lộ trình để việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non theo trình độ đào tạo được thực hiện một cách hợp lý, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục; bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp, tránh hình thức, chú trọng văn bằng hơn năng lực làm việc.Ảnh minh họaVề chính sách cử tuyển. TTUB cơ bản nhất trí với quan điểm của Nhân dân và sự tiếp thu của Chính phủ về việc bổ sung đối tượng cử tuyển đối với học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; điều chỉnh từ phân công sang ưu tiên tuyển dụng để phù hợp với quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng đầu ra sau đào tạo, để chính sách được thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của từng địa bàn, địa phương.Tuy nhiên, Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ, phân công phân cấp rõ trách nhiệm để chính sách cử tuyển được triển khai thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả.Về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. TTUB tán thành với Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến Nhân dân, bổ sung các quy định liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết 88/2014/NQ13 của Quốc hội.Tuy nhiên, TTUB cho rằng cần nghiên cứu, tiếp thu thêm một số ý kiến của Nhân dân và cụ thể hóa thành các quy định trong dự thảo Luật về sách giáo khoa điện tử, vấn đề xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa để thuận lợi cho người học trong việc sử dụng sách giáo khoa, tiết kiệm ngân sách nhà nước.Ngoài ra, TTUB đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến nhân dân về đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.Minh Phhong
Những địa điểm du lịch Cao Hùng níu chân du khách không muốn về 29-06-2018, 01:30