Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành khác và chính quyền địa phương đối với giáo dục trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hệ thống giáo dục quốc dân là thống nhất.Do vậy, Dự thảo Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với GD-ĐT và giáo dục nghề nghiệp.Để tạo sự linh hoạt cho Chính phủ trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn cụ thể, dự thảo Luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân công của Chính phủ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ (Điều 104).Bên cạnh nội dung tiếp thu, giải trình trên đây, TTUB tiếp tục phối hợp cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan rà soát kỹ nội dung và kỹ thuật văn bản, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp và thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan như thể hiện trong Dự thảo kèm theo.Trước đó, Chính phủ đã có báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về vấn đề này. Theo báo cáo của Chính phủ, cơ bản có hai loại ý kiến , trong đó:Có ý kiến đồng ý với dự thảo Luật, chỉ quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, còn đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cụ thể của các Bộ thì giao Chính phủ phân công, phân cấp cụ thể trong văn bản dưới luật nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành, chỉ đạo của Chính phủ.Có ý kiến không đồng ý với quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục như dự thảo Luật và đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ khác, UBND các cấp trong lĩnh vực giáo dục cho phù hợp với chức năng, vị trí vai trò của cơ quan đó.Quy định quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan này được quy định trong các Nghị định của Chính phủ mà chưa quy định cụ thể trong Luật.Chính phủ tiếp thu ý kiến dự thảo Luật chỉ quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, còn đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cụ thể của các Bộ thì giao Chính phủ phân công, phân cấp cụ thể trong văn bản dưới luật nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành, chỉ đạo của Chính phủ.Minh Phong
Chống thối và sượng trái trên sầu riêng 22-08-2018, 12:55