GD&TĐ - Để giáo dục thể chất trở thành phong trào tự thân, từ đó khuyến khích các thầy cô giáo, các em học sinh tập luyện, góp phần nâng cao sức khỏe - đó là nội dung chính được các đại biểu quan tâm thảo luận tại Hội nghị nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tổ chức sáng 23/2 tại Hà Nội.Cơ hội lớn xã hội hóa GD thể thao trường học Sáng 23/2 tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học.Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD&ĐT, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao du lịch.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và hình thành công dân tương lai phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghịTheo thống kê, hiện nay cả nước có gần 80.000 giáo viên thể dục thể thao, trong đó có khoảng 74% giáo viên chuyên trách và 26% giáo viên bán chuyên trách. Đội ngũ giáo viên thể dục ở các trường còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Đặc biệt ở bậc tiểu học chỉ có 20% số trường có giáo viên chuyên trách. Hầu hết các trường dạy chương trình cũ ban hành từ năm 2000, ít các hướng dẫn, các kĩ năng thực hành, không có các hoạt động thể thao ngoại khóa.Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến thức kĩ năng, đặc biệt kĩ năng hướng dẫn vận động và huấn luyện thực hiện phong trào thể thao, trong khi XH đang rất quan tâm.Hiện nay phong trào thể dục thể thao, nhu cầu rèn luyện sức khỏe đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, trong khi đó công tác giáo dục thể chất trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là cơ hội rất lớn để ngành giáo dục nhận được sự quan tâm, tiếp cận được với các nguồn lực xã hội, xã hội hóa phong trào thể dục thể thao trong trường học.Bộ trưởng mong muốn phát động phong trào thể thao trường học trên cơ sở phát huy những thế mạnh kết quả đạt được để làm tốt hơn nữa, giải quyết những vướng mắc để cho phong trào thể dục thể thao phát triển một cách thiết thực hiệu quả. Đồn thời mong toàn XH chung tay góp sức để đẩy mạnh GDTC và thể thao trường học.Bộ trưởng nhấn mạnh: Cần biến phong trào thể thao của giới trẻ trở thành nhu cầu tự thân, từ đó tạo nên động lực cho tất cả các thầy cô giáo, các em học sinh trong nhà trường, cũng như các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường cùng tham gia cũng để tạo dựng một phong trào thể thao thiết thực, lành mạnh, góp phần quan trọng nâng cao tầm vóc của người Việt.Các đại biểu tham dự hội nghịCần huy động sự tham gia của toàn xã hộiTại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đánh giá: Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm gần đây đã được thực hiện tốt ở các bậc học. Trong đó, ở bậc học mầm non, việc giáo dục thể chất được lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động giáo dục khác, giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.Đối với giáo dục phổ thông, thời lượng được đảm bảo 2 tiết /tuần (riêng lớp 1 đang thực hiện 1 tiết/tuần). Trong đó có các nội dung tự chọn, có sự liên thông giữa các cấp học theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.Ở bậc học đại học, môn học này được thực hiện theo học chế tín chỉ và theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung của môn học Giáo dục thể chất đã chú trọng đến chất lượng, thực hiện được mục tiêu cơ bản: nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất, từng bước hình thành ý thức tự rèn luyện, dần từng bước hình thành thói quen vận động thể lực, phù hợp với đòi hỏi của lao động theo ngành nghề.Ông Nguyễn Quốc Hội – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thể Thao T&T và ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ GD thể chất (Bộ GD&ĐT) ký kết thỏa thuận hợp tác dưới dự chứng kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và các đại biểuBên cạnh đó, cũng còn một số hạn chế như: Chương trình môn học Giáo dục thể chất của các cấp học cấu trúc chưa cân đối nhiều nội dung còn mang nặng tính kỹ thuật; Hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo lực lượng học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao; Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học chưa đáp ứng đủ.Từ thực tế đó, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học. Trước hết, cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao trong trường học như xây dựng các hoạt động thể thao thường xuyên, đưa các môn thể thao truyền thống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.Ngành giáo dục cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho môn học giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường. Tăng cường, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục đảm bảo đạt chuẩn theo quy định hiện hành. Hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học.Tại Hội nghị, Bộ GD&ĐT và Tập đoàn T&T đã tổ chức Lễ ký kết triển khai “Nâng cao chất lượng công tác thể dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường”.Trong đó, hai bên cam kết phối hợp xây dựng chương trình hành động để triển khai dự án nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước.Vân Anh
Câu trả lời 'lầy lội' của Hồ Quang Hiếu khi nghe mẹ hỏi: 'Bộ con thích con trai hả' 2-11-2018, 16:00