Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Theo Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Chính phủ, đa số ý kiến nhất trí với quy định về chế độ tín dụng sư phạm và phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp được đề xuất trong dự thảo Luật.Về chính sách học bổng (tín dụng sư phạm). Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, về chính sách học bổng (tín dụng sư phạm),cơ bản có hai loại ý kiến.Thứ nhất, đa số ý kiến nhất trí với quy định trong dự thảo Luật về tín dụng sư phạm. Cụ thể: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học, quy định về việc chi trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục và đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm thông qua cơ chế học bổng và các biện pháp khác.Các quy định này nhằm khắc phục tình trạng quy định hiện nay không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm là không phù hợp và không hiệu quả do nhu cầu của thị trường lao động đã thay đổi; nhiều sinh viên sư phạm ra trường làm không đúng ngành sư phạm, không thể kiểm soát, gây lãng phí nhân lực và ngân sách;Việc miễn học phí không thực sự là lý do để khuyến khích sinh viên vào học ngành sư phạm. Đồng thời, quy định này đã làm cho các cơ sở đào tạo giáo viên gặp khó khăn về kinh phí chi thường xuyên, trong khi việc cấp bù của ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.Mặt khác, đề nghị quy định theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm nếu sau khi tốt nghiệp “giảng dạy trong các ca sở giáo dục đủ thời gian theo quy định”.Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đề nghị cần quy định về chính sách vay tín dụng đối với sinh viên các ngành khác ngoài ngành sư phạm; hoặc sinh viên học các ngành khác sau khi tốt nghiệp vào ngành sư phạm công tác cũng được hưởng tín dụng sư phạm.Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của nhân dân nêu trên, sửa đổi, bổ sung quy định về học bổng và trợ cấp xã hội như trong dự thảo Luật quy định. Chính phủ quy định cụ thể chính sách tín dụng sư phạm đối với học sinh, sinh viên sư phạm.Về việc phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Về vấn đề này, cơ bản có hai loại ý kiến, trong đó:Đa số các ý kiến góp ý phải có quy định về chế độ tuyển dụng đặc thù (so với Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sơ giáo dục công lập. Với lý do: nhằm khắc phục bất hợp lý hiện nay như: Không có cơ chế phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp phải thông qua quy trình tuyển dụng theo pháp luật viên chức; không thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm; cơ quan chức năng khi xác định chỉ tiêu biên chế, giao biên chế, giảm biên chế và quy trình tuyển dụng vẫn chưa tính đến đặc thù của ngành giáo dục; tình trạng nơi thừa giáo viên, nơi thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi mà Bộ GD&ĐT không có chức năng thẩm quyền giải quyết.Có ý kiến đề nghị cần có chính sách khuyến khích thông qua học bổng tín dụng và phân công công tác, tuyển dụng, chế độ lương. Tuy nhiên, cũng cần có lộ trình khả thi.Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị, trong bối cảnh chưa sửa được Luật Viên chức thì để thu hút đợc sinh viên giỏi học ngành sư phạm cần sửa đổi các quy định về lương và phụ cấp của giáo viên cho phù hợp với ngành Giáo dục.Chính phủ tiếp thu ý kiến của đa số nhân dân nêu trên, sẽ bổ sung một số khoản hoặc một điều trong dự thảo Luật quy định đặc thù về xác định biên chế và cơ chế tuyển dụng giáo viên cho sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm vào các cơ sở giáo dục công lập.Hải Minh
Tinh tinh con bị cả đàn giết chết vì diện mạo khác biệt 25-07-2021, 19:06