Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Trong quá trình lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), có 7 hội thảo, hội nghị, tọa đàm thảo luận về vấn đề phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.Theo tổng hợp ý kiến từ các hội thảo, hội nghị, tọa đàm trên của Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – Thường trực Ban soạn thảo - đa số các ý kiến nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể trong Luật Giáo dục và Luật Viên chức về biên chế và chế độ tuyển dụng đặc thù đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập;Đồng thời, quy định chế độ đặc thù đối với đội ngũ này nhằm khắc phục tình trạng hiện nay không có quy định về phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp, mà phải thông qua quy trình tuyển dụng theo pháp luật viên chức.Các ý kiến cho rằng: Quy định hiện nay của Luật Giáo dục và các Luật khác không thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm vì khó tìm được việc làm đúng ngành đào tạo do pháp luật chưa có cơ chế tuyển dụng đặc thù riêng;Cơ quan chức năng khi xác định chỉ tiêu biên chế, giao biên chế, giảm biên chế và quy trình tuyển dụng vẫn chưa tính đến đặc thù của ngành giáo dục;Tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi mà Bộ GD&ĐT không có chức năng thẩm quyền giải quyết.Do vậy, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định đặc thù về xác định biên chế và cơ chế tuyển dụng giáo viên cho sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm vào các cơ sở giáo dục công lập, để thực hiện quy định này cần phải sửa Luật Viên chức.Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị, trong bối cảnh chưa sửa được Luật Viên chức thì để thu hút thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm cần sửa đổi các quy định về lương và phụ cấp của giáo viên cho phù hợp với ngành giáo dục.Gửi góp ý về vấn đề này, GS Nguyễn Quý Thanh (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cho rằng: cần làm rõ mức độ ưu tiên của nhà giáo với các đối tượng khác. Cần mở rộng cho đối tượng nhà giáo tham gia tại các lớp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đề nghị chỉnh sửa “Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang bậc lương và các phụ cấp phù hợp với lao động sau lực lượng vũ trang”. Khoản 3, điều 77 đề nghị bổ sung thêm vào dòng cuối “và được coi như một ngoại ngữ”. Làm rõ hơn những điều kiện nào cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng.Cụ thể hóa chế độ dành cho nhà giáo trong học tập, bồi dưỡng. Đề nghị sửa lại Khoản 1, Điều 74 như sau “Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm các trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm” - bỏ cụm từ “cơ sở giáo dục được phép đào tạo bồi dưỡng”. Cần diễn đạt lại “tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu” một cách tường minh hơn.GS Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cần bổ sung chính sách sử dụng người tốt nghiệp các trường sư phạm để khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm.Về vấn đề này, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị bổ sung quy định đặc thù về xác định biên chế và cơ chế tuyển dụng giáo viên cho sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm vào các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải sửa Luật Viên chức; Sửa đổi các quy định về lương và phụ cấp của giáo viên cho phù hợp với ngành Giáo dục.Góp ý của Trường ĐH Vinh cho rằng: Cần quy định cụ thể chế độ tuyển dụng đặc thù đối với sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp vào công tác trong các cơ sở giáo dục công lập. Để làm được điều này phải quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên và giao chỉ tiêu (sát với chỉ tiêu tuyển dụng vào ngành sư phạm) cho các cơ sở đào tạo giáo viên.Hải Bình
Chỉ cần thay đổi một chút về màu tóc, nhan sắc Hoàng Thùy Linh đã thăng hạng bất ngờ 7-03-2019, 11:11