GD&TĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động lấy ý kiến góp ý cho Luật Giáo dục (sửa đổi), có 7 hội thảo, hội nghị, tọa đàm thảo luận về vấn đề chính sách cử tuyển. Tổng hợp cùng góp ý từ 53 sở GD&ĐT, đa số ý kiến nhất trí với quy định thu hẹp đối tượng cử tuyển.3 luồng ý kiến về chính sách cử tuyểnThông tin từ Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), tổng hợp từ 7 hội thảo, hội nghị, tọa đàm nói trên, cơ bản có ba loại ý kiến về chính sách cử tuyển, trong đó:Đa số ý kiến nhất trí với quy định thu hẹp đối tượng cử tuyển, theo đó: “Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; có chính sách tạo nguồn cử tuyển và tạo điều kiện thuận lợi các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học”.Quy định này nhằm khắc phục việc cử tuyển trong thời gian quacchưa hiệu quả, việc cử tuyển không đúng đối tượng nên không được bố trí công việc, gây lãng phí kinh phí đào tạo; một số địa phương vùng dân tộc ít người, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thiếu cán bộ trầm trọng, đặc biệt là cán bộ dân tộc ít người; việc bố trí nguồn nhân lực là đối tượng cử tuyển sau tốt nghiệp ở một số địa phương còn chưa hiệu quả, nhiều học sinh khi ra trường chưa có việc làm.Loại ý kiến thứ hai đề nghị, dự thảo Luật cần mở rộng đối tượng cử tuyển gồm học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này.Loại ý kiến thứ ba cho rằng, chế độ cử tuyển chưa đảm bảo tính công bằng, còn mang tính cục bộ, xin cho, thực tế là chất lượng đầu vào của sinh viên cử tuyển còn thấp, học xong có nhiều trường hợp không về phục vụ địa phương, gây lãng phí ngân sách. Vì vậy, không đồng ý quy định về chế độ cử tuyển.Quan điểm về cử tuyển – tổng hợp ý kiến từ 53 sở GD&ĐTTổng hợp góp ý từ 53 sở GD&ĐT cũng cho thấy đa số ý kiến nhất trí thu hẹp đối tượng cử tuyển, theo đó Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm khắc phục việc cử tuyển trong thời gian qua chưa hiệu quả, việc cử tuyển không đúng đối tượng nên không được bố trí công việc, gây lãng phí kinh phí đào tạo.Bên cạnh đó, có một số ý kiến đề nghị không thực hiện chế độ cử tuyển đối với ngành giáo dục hoặc nếu ngành giáo dục vẫn còn tuyển dụng loại hình cử tuyển thì cần quy định rõ về điều kiện việc làm, bổ nhiệm cho đối tượng này. Đối với các ngành khác, đề nghị chỉ thực hiện tuyển dụng đối với những người đi học theo chế độ cử tuyển có thành tích trong học tập và có nguyện vọng công tác lâu dài tại địa phương cử đi học. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến không đồng ý việc ưu tiên trong tuyển dụng đối với những đối tượng học cử tuyển.Ngoài ra, có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng cử tuyển sang nhóm “dân tộc thiểu số khác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” vì đối tượng này cũng cần được nhà nước quan tâm đầu tư.Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng ý đối với chế độ cử tuyển, vì cho rằng chế độ này chưa đảm bảo tính công bằng, còn mang tính cục bộ, xin cho... Ngoài ra, có một thực tế là chất lượng đầu vào của sinh viên cử tuyển còn thấp, học xong có nhiều trường hợp không về phục vụ địa phương, gây lãng phí ngân sách...Chính sách cử tuyển – góp ý từ các tổ chứcĐến ngày 22/1/2019, Bộ GD&ĐT nhận được 13 văn bản góp ý của 9 tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các ý kiến góp ý của cá nhân.Theo đó, về chính sách cử tuyển, đa số ý kiến đồng ý dự thảo Luật quy định cụ thể đối tượng cử tuyển sẽ bao gồm 2 nhóm: học sinh dân tộc rất ít người được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp và học sinh dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt được cử tuyển vào học các trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học. Sửa đổi Điều 84 giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp trên cơ sở quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của địa phương... để đảm bảo hiệu quả trong chính sách cử tuyển.Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị:Đề xuất chỉnh sửa thêm: sửa đổi, bổ sung Điều 84 Dự thảo giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp trên cơ sở quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của địa phương... để đảm bảo hiệu quả trong chính sách cử tuyển; Bổ sung tại khoản 3, Điều 84: Người học theo chế độ cử tuyển được ưu tiên trong xét tuyển hoặc thi tuyển công chức, viên chức nơi địa phương cử đi học.Về đối tượng cử tuyển bao gồm: học sinh dân tộc thiểu số ít người; học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ công chức viên chức là người dân tộc thiểu số. Quy định về cơ sở được giao nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cử tuyển gồm: các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (nên thêm cả trường nghề) làm nhiệm vụ đào tạo.Hiếu Nguyễn
Ngoài Haidilao, có 3 hàng lẩu ít tiền hơn mà vẫn 'ngon đáo để' 23-11-2021, 06:32