Báo cáo thêm về những nội dung các Đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết:Về phạm vi tên gọi của Luật, theo Bộ trưởng, dù dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 31 điều, bổ sung 02 điều mới, bãi bỏ 01 điều và 01 khoản, bãi bỏ cụm từ tại 05 điều, thay thế cụm từ tại 01 điều, đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật, nhưng thực ra tập trung vào 4 nhóm chính sách chủ chốt, đó là: Tự chủ đại học, quản trị đại học, đổi mới quản lý đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước - trên trục trọng tâm là thực hiện tự chủ đại học.Mặt khác, Luật Giáo dục đại học mới được ban hành từ năm 2012 nên Ban soạn thảo xét thấy, tên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là phù hợp. “Rất mong các Đại biểu Quốc hội ủng hộ theo hướng đó” – Bộ trưởng chia sẻ.Về tự chủ đại học, theo Bộ trưởng, đây là nội dung trọng tâm của Luật, nhưng tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình. Trong dự thảo, trách nhiệm giải trình thông qua kiểm định trường và kiểm định chương trình phải được coi trọng.Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc Bộ chủ quản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, tập trung vào chiến lược, các chuẩn quy chuẩn, tăng cường kiểm tra, giám sát; còn vai trò thực thi, quản trị thuộc về nhà trường. Rất tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản trị nhà trường, giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình với kiểm soát chất lượng.Bên cạnh đó, tự chủ phải có lộ trình từng bước. Khẳng định điều này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin: Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ theo Quyết định 77 với kết quả khá tốt và tiếp tục chuyển sang giai đoạn tự chủ cao hơn là bỏ chủ quản. Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ thí điểm 3 trường theo cơ chế bỏ chủ quản.“Trong Bộ GD&ĐT hiện nay còn 36 đơn vị và chúng tôi đẩy mạnh quá trình thực hiện tự chủ theo hướng không chủ quản. Mong ngành khác thực hiện để tự chủ phải thực sự thực chất, hạn chế can thiệp hành chính” – Bộ trưởng chia sẻ.Nhấn mạnh trong quá trình tự chủ phải giám sát chất lượng, có lộ trình, Bộ trưởng đồng thời lưu ý, không có nghĩa tự chủ là nhà nước không có trách nhiệm về tài chính, đặc biệt với các trường vùng 3 Tây, có đầu tư và có nhiều chính sách về học bổng, học phí, miễn học phí; đặc biệt có chính sách đặt hàng theo nhu cầu nhà nước. Những ngành đặc thù, nhà nước phải đặt bài, đặt hàng, theo nhu cầu của xã hội và chất lượng đào tạo.Về Hội đồng trường, Bộ trưởng nhấn mạnh: nếu Hội đồng trường không thực quyền thì không thực hiện được tự chủ đại học. Hiện nay, Hội đồng trường vẫn chưa thực quyền, nhưng theo dự thảo Luật lần này, Hội đồng trường phải là cơ quan thực quyền cao nhất. Nhưng thực quyền không có nghĩa là cơ quan làm công tác quản trị mà là tập trung định hướng, quyết định những vấn đề lớn và giám sát. Hội đồng trường không đi vào công việc có tính chất quản trị chi tiết, đó là trách nhiệm của Ban giám hiệu.Người tham gia Hội đồng trường phải thực sự có năng lực, tâm huyết và trách nhiệm với nhà trường. Dự kiến thành viên Hội đồng trường có khoảng 70% trong nhà trường và khoảng 30% ngoài trường. Người bên ngoài nhà trường phải hiểu trường ở các góc độ khác nhau và thực sự có trách nhiệm với hoạt động Hội đồng trường…Về các ý kiến của Đại biểu liên quan đến Hội đồng trường, Bộ trưởng cho biết xin tiếp thu để làm sao Hội đồng trường thực sự thực quyền trong quá trình giám sát, chỉ đạo.Hiếu Nguyễn
Diễn giả Women’s Summit 2018, họ là ai? 26-09-2018, 18:29