Tồn tại với 500 năm làm nghề gốm truyền thống, làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm đã trở thành địa điểm lý tưởng trong những ngày nghỉ cuối tuần nếu các bạn chưa biết đi đâu. Hãy “xách balo lên và đi” một lần để được thử cảm giác tự mình tạo ra những sản phẩm gốm, được một lần trở thành “nghệ nhân”, cũng như cùng tìm hiểu về những điều thú vị về làng gốm cổ Bát Tràng nhé.Mục Lục1. Đường đến làng Bát Tràng2. Ở chợ Gốm3. Nặn gốm4. Những điều cổ kính được lưu giữ5. Quán cà phê bậc nhất xứ Gốm6. Ăn gì
1. Đường đến làng Bát Tràng
Đường đến làng Bát Tràng khá đơn giản. Vì khoảng cách khá gần với trung tâm thành phố nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe bus đều được. Điểm dừng xe bus 47A đỗ ngay tại bến cách chợ Bát Tràng có 200 m. Nếu bạn đi xe máy thì sẽ mất khoảng 30 phút từ nội thành.Điểm du lịch đầu tiên mà khi dừng chân chốn này là bạn muốn lao thật nhanh đến đó là “Chợ gốm Bát Tràng” – thiên đường gốm sứ. Nếu đi bằng xe máy thì bạn sẽ đến thẳng cổng chợ Gốm, mà không phải đi bộ như đi xe bus. Trước cổng chợ có nơi trông giữ xe, như vậy sẽ thuận tiện hơn cho chuyến tham quan trong chợ nhé. Giá gửi xe là 5.000 VND / xe.Lối dẫn vào thiên đường gốm sứ.Đôi bạn bắt đầu chuyến tham quan.2. Ở chợ Gốm
Mới bước vào khu chợ làng Bát Tràng, chúng tôi khá choáng ngợp trước khung cảnh bạt ngàn sắc màu của những con tượng, con sứ vô cùng đáng yêu. Chúng được bày trí trên các giá cả trong lẫn ngoài của mỗi gian hàng nhỏ xinh. Mỗi một gian hàng nhỏ xinh ấy lại là một cửa hàng tách biệt, tính ra cả khu chợ có đến gần trăm cửa hàng ấy. Lối đi giữa các gian hàng san sát nhau, gần giống như mê cung vậy. Nhóm chúng tôi chỉ hơi chậm hơn nhau vài nhịp là đã tách đoàn rồi, nhưng không có gì phải lo lắng cả, vì tất các lối đều dẫn ra không gian sân sảnh rộng ở giữa.Cô bạn bên những chậu cây nhỏ xinh.Lặng lẽ cầm trên tay đỉnh đốt hương trầm.Các sản phẩm được trưng bày theo từng lối riêng, có những con gốm tinh sảo cao cấp thì sẽ có giá cao hơn đặt nghiêm trang trên giá, còn những đứa sinh viên như chúng tôi thì lại thích xà vào những chiếc cốc, cái bát, chậu hoa nhỏ xinh,… ngổn ngang đồng giá 10.000 VND / sản phẩm. Một lần trở về thế giới tuổi thơ, cái thời con nít đam mê chơi đồ hàng.Nàng ngẩn ngơ bên bình sứ siêu xinh.Đến với thiên đường Gốm sứ, chúng tôi còn thấy bất ngờ bởi có cảm giác như mọi vật ở ngoài kia đều được thu nhỏ và tạo nên từ sứ.Đôi bạn trẻ lạc giữa mê cung.Góc văn hóa dân gian bằng gốm đất.Gia đình nhà heo sứ.Không hiểu sao tôi lại bị lưu luyến bởi cái góc tường gốm nâu này. Có lẽ nằm bên những con sứ bóng bẩy, sắc màu thì những con gốm được nung bằng đất lại cho người ta cái cảm giác bình yên, thân thuộc hơn, gợi đâu đó hương sắc của làng quê: cái chum đất làm tương của ông bà, cái âu cà hay nồi đất hầm cá. Tự dưng tôi lại thấy nhớ quê mình đến thế! Những chiếc bình hoa, đèn cá đất nung rất phù hợp để trang trí cho gia đình thích chơi đồ cổ.Cô bé tóc đuôi gà bên tường gốm nâu.Khi đi rồi mới thấy, chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng bao gồm cả những mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân. Giá cả của các đồ vật ở đây khá hợp lý, bạn có thể thoải mái trả giá với chủ hàng cho đến khi “thuận mua vừa bán”.Biệt đội thú cưng “hoạt hình”.Những nét vẽ gốm đơn giản nhung rất tinh tế.Tranh đông hồ được tái hiện qua gốm Bát Tràng.Hoa nở trên Gốm.3. Nặn gốm
Tới làng Bát Tràng, các bạn hãy nhớ: không thể không chơi nặn gốm. Có rất nhiều gia đình ở đây tự mở dịch vụ tại nhà hoặc tại xưởng để khách tham quan có thể tha hồ được nặn gốm. Chỉ cần tới gần chợ, thì sẽ có một vài cô chú tới mời các bạn về tận xưởng để nặn gốm. Tuy nhiên, địa hình sẽ cách khá xa so với chợ, nên chúng tôi đã chọn chơi nặn gốm ở ngay một gia đình cách chợ vài bước chân.Cô gái bé nhỏ bên bức tranh ông “Quan Vân Trường”.Sản phẩm từ những thợ nặn gốm “nghiệp dư”.Cách chơi khá đơn giản: chủ nhà đã đưa cho chúng tôi mỗi người một cục đất dẻo to, hơi ẩm một chút. Mỗi người sẽ có thêm một chiếc bàn xoay. Đương nhiên là chúng có cần sự hướng dẫn từ cô chủ rồi. Mọi bước ban đầu nhìn thật khó khăn, nhưng đến khi bắt tay vào làm, bạn sẽ thấy mọi thứ thật giản đơn.Tạo hình gốm thật không đơn giản.Theo sự hướng dẫn, chúng tôi đặt những nắm đất trong tay lên bàn xoay tít và thỏa thích tạo hình, Có bạn thì làm cốc, có bạn làm bát, cả các đồ vật thường ngày hình tròn. Trong nhóm một vài bạn khéo tay hơn thì có thể nặn hình thù con vật.Đặt tay vào làm để thấy nó đơn giản hơn nhé!Òa, cô bạn ấy đã thành công rồi đó!Sau khi nặn xong, chúng tôi chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút, trong thời gian này mấy cô bạn tranh thủ đi chơi hoặc ăn trưa. Kế tiếp tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Và cuối cùng người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền hơn với thời gian. Chi phí cho mỗi sản phầm giao động 30.000 VND – 50.000 VND. Sản phẩm hoàn chỉnh, chúng tôi được mang về để lưu nhớ kỉ niệm của ngày hôm nay.Cô bạn hớn hở với sản phẩm đầu tay.Cùng tập làm họa sĩ nào!4. Những điều cổ kính được lưu giữ
Để “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, có lẽ nơi này là chốn bạn nên ghé qua. Đâu đó ngoài kia giữa cái xã hội xô bồ, tôi tìm thấy chút an yên trong tâm trí tại chốn đây. Chẳng thể mai mội, đan xen giữa những ngôi nhà hiện đại, vẫn có nhiều gia đình giữ lại nét truyền thống từ thời cổ kim đến nay qua kiến trúc, qua việc lưu giữ nghề làm Gốm.Những nét cổ kính còn được lưu giữ.Hoa bên nắng.Cái nắng ở đây chẳng gay gắt và nhiều khói bụi như trong thành phố, nắng đượm mùi dịu mát có chút hơi ẩm từ dòng sông chảy qua. Gió thổi nhẹ vi vu mang theo hơi nước luồn lách qua từng con ngõ nhỏ, tường than, ngôi nhà cổ.Tường gạch của ngôi làng cổ.Vươn mình trong nắng như hoa kia.Mái đình làng cổ vươn mình trong khoảng trời xanh.Một trong những ngôi nhà còn lưu giữ nét cổ xưa.Góc sân, khoảng trời ven sông Hồng thơ mộng.5. Quán cà phê bậc nhất xứ Gốm
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn trẻ như tôi có thói quen luôn tìm một không gian cà phê quán hay trà quán đặc trưng tại mỗi nơi mình đặt chân tới. Ando – cái tên vừa nghe tới làm tôi nghĩ ngay tới một quán cà phê mang phong cách rất Tây. Nhưng không nhé, từ những bậc cầu thang bằng gạch nung cũ lên quán (quán nằm trên lầu 2) đã mang đậm nét của làng Bát Tràng, những chiếc đĩa sứ với đường nét hoa văn tinh sảo gắn tràn trên tường lối đi.Quán cafe cũng mang đậm nét của làng Bát Tràng.Không gian quán rất đặc biệt, thoáng mát có chỗ ngồi cả bên trong quán và ngoài ban công rất rộng. Quán chủ yếu bằng gỗ, có nhiều chậu cây xanh nhỏ xinh đặt khắp quán. Ngồi đây, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như đang hoà mình vào thiên nhiên, cây, lá, gió, nắng… một cảm giác thư thái đến lạ kì.Nét giao hòa giữa cổ kính và hiện đại.Hòa mình trong một góc “xanh” của chị chủ quán dễ thương.Menu của quán khá phong phú với các loại thức uống: cà phê, trà sữa, chanh đá,… Giá cả phải chăng, dao động trong khoảng 15.000 – 30.000 VND / cốc. Ngoài ra, Ando có sự kết hợp không gian với Goofoo Gelato – một thương hiệu kem nổi tiếng của Ý. Như vậy, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn giải nhiệt trong ngày hè rực rỡ.Tận hưởng không gian trà sữa – gốm.Trú nắng dưới mái nhà cây xanh.Không gian bên trong quán thật sự ấn tượng bởi kiến trúc và cách bài trí thuần Việt, có riêng một gian Gốm sứ để khách tham quan và có thể mua về làm quà kỉ niệm. Đặt chân đến làng Bát Tràng thì tới đâu bạn cũng có thể được chiêm ngưỡng chúng.Không quên check in “làng Bát Tràng” nhé!6. Ăn gì
Gần khu chợ Gốm Sứ có khá nhiều hàng quán đơn giản nhưng cũng rất phong phú, bạn có thể thưởng thức món Bún Chả ở đây cũng khá ngon, ngoài ra cũng có nhiều món ăn khác như Bánh tẻ thơm 6.000 VND / cặp, bánh sắn nướng 5.000 VND / chiếc. Cứ yên tâm rằng, bạn sẽ không phải mang chiếc bụng đói khi ra về đâu nhé!Góc ẩm thực giản dị bên chợ.Món ăn dân gian chốn làng quê cổ.Trên đường về, ngôi làng Bát Tràng cổ kính thân thương ấy lùi dần phía sau, lưu luyến chẳng muốn dời, tôi chợt nhớ đến những câu thơ của ai đó:“Đã lâu không đến Bát Tràng Quê hương gốm sứ một làng ven sông Se qua những con đường cong Mát thơm làn gió sông Hồng vây quanh”…Nâng niu bình gốm chén trà Thương ai chuốt đất sớm khuya nhọc nhằn”
Tác giả: Dương Hải Ly*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal Nguồn : Traveloka