Thác Nặm Me hoang sơ và quyến rũ ở Tuyên Quang

Danh thắng thác Nặm Me, xã Khuôn Hà (Lâm Bình, Tuyên Quang) nhìn từ xa như một dải lụa trắng mềm mại nổi bật giữa rừng xanh thẳm. Dưới mỗi chân tầng thác là một vực nước trong xanh, mát lạnh. Những dòng nước chảy tràn qua các phiến đá tròn, mịn khiến dòng nước tỏa rộng như chiếc váy xòe trắng muốt của thiếu nữ, lấp lánh trong ánh nắng vàng.


Nam Kang Ho Tao và lời nhắn nhủ 'Hãy tỉnh táo khi leo núi!'




Mới đây, bạn Hai Le Cao, cùng hội bạn đã có chuyến du lịch trải nghiệm hai ngày một đêm tại thác Nậm Me và đặc biệt thích thú trước vẻ đẹp tại đây. Nhóm bạn anh chia hành trình làm hai ngày, ngày đầu tiên tham gia trải nghiệm nhẹ nhàng, còn ngày thứ hai dành cho những thử thách mạo hiểm.

Hồ Na Hang

"Ấn tượng đầu tiên của mình chính là nước hồ nơi đây xanh biếc như ngọc bích" - Anh Hai Le Cao chia sẻ.

Giữa hồ có Hòn Cọc Vài là một cọc đá đã hình thành được hàng nghìn năm nay, đứng sừng sững trơ trọi giữa hồ rất ấn tượng. Điểm này chủ yếu phục vụ mọi người thưởng cảnh, chụp ảnh.


Thác Khuổi Nhi

Thác Khuổi Nhi có hai tầng. Tại tầng thứ nhất, du khách còn được trải nghiệm nhân viên mát xa cao cấp từ thiên nhiên, đó chính là những chú cá suối tự nhiên: "Những bạn cá suối tự nhiên nhỏ bằng ngón tay út bu vào bạn rất đông và nhanh để rỉa tế bào chết. Người dân nơi đây cũng ko biết mấy ẻm tên gì nên gọi là cá mát xa", bạn Hai Le Cao chia sẻ.



Tại tầng thứ hai là tầng chính của thác có vẻ đẹp hùng vĩ hơn rất nhiều so với tầng một. Nếu đúng mùa rêu xanh, bạn sẽ cảm thấy vẻ đẹp không khác gì "thiên đường".

Hang Phia Vài

Tại hang Phia Vài có dòng nước ngầm bên dưới, điều này sẽ khiến du khách thích thú, bởi khi bơi trong hang, phần trên của nước ấm nóng còn bên dưới lại khá lạnh. Chính hai dòng đối lưu này nên khi bơi trong hang sẽ có khói bốc lên đẹp mắt.

Bãi cọc cháy

Bãi cọc cháy là một đồi cọ bỏ hoang do dân bản ở đây di cư đến vùng khác rồi để lại, do nước thuỷ điện mùa nước dâng cao làm cây cọ bị ngập úng và chết dần, chỉ còn trơ lại những thân gỗ cọc nên nhìn ấn tượng như bến Cọc Bạch Đằng ở Hải Phòng vậy.

Anh Hai Le Cao cho biết thêm "Đây chính là lý do để ý tưởng trát bùn lên người của mình ra đời. Đêm xuống, các bạn còn có thể hạ trại ăn uống, ngủ nghỉ tại đây".


Thác Nặm Me

Ngày thứ hai, cả đoàn dành trọn một ngày để chinh phục thác Nặm Me. Anh Hai Le Cao chia sẻ, trong lúc leo thác, một người trong đoàn đã quá mệt, không theo được và quay về. Như thế cũng đủ để thấy mức độ "gắt" của hành trình chinh phục thác Nặm Me.



Một trong những điều quan trọng mọi người cần biết khi leo thác là leo lên thì mệt và tốn sức nhưng dễ hơn leo xuống. Leo xuống nguy hiểm và đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn. Mình đã phải hướng dẫn một thành viên leo rất tốt lúc đi lên, nhưng đi xuống gặp khó khăn do thiếu kĩ thuật lẫn tâm lý. May sao bạn nắm bắt nhanh và đã hoàn thành thử thách rất xuất sắc", anh Hai Le Cao kể lại hành trình leo thác đầy thử thách khó nhằn.

Hy vọng với chia sẻ từ anh Hai Le Cao và đoàn, các bạn sẽ có thêm được gợi ý và lưu ý đặc biệt khi chinh phục thác Nặm Me.

Nguồn - Group: Sinh ra để hoang dã


Bài liên quan Tiên cảnh Tú Làn - nơi thời gian ngừng trôi Câu chuyện vaccine, Ấn Độ, dân chủ, người nghèo, kẻ giàu và bao giờ thì hết Covid Hà Nội, Hội An được bình chọn là 'Điểm đến mơ ước của khách du lịch quốc tế' Ngắm hoàng hôn như trong cổ tích tại Bãi Trường ở Phú Quốc