Ký sinh trùng trong cá làm sushi tăng hơn 283 lần

Theo nghiên cứu từ ĐH Washington ở Seattlle, ký sinh trùng trong cá làm sushi tăng nhanh "chóng mặt". Nghiên cứu dựa trên 56778 con cá thuộc 215 loài, nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1978 tới 2015. Trong số đó có cả những con cá được dùng để làm món sushi trứ danh.

Loài ký sinh trùng đáng ngại trong số đó là giun Anisakis, có thể được tìm thấy trong hải sản và các động vật biển có vú. Điều nguy hiểm là loài giun này cũng gây bệnh ở người. Theo Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM, trong vài giờ sau khi ăn ấu trùng bị nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể đau bụng dữ dội, buồn nôn. Nếu ấu trùng đi vào ruột, các biểu hiện như nổi mày đay và sốc phản vệ có thể xảy ra. Với người làm nghề tiếp xúc nhiều với hải sản, bệnh hen, viêm kết mạc và viêm da tiếp xúc sẽ khá phổ biến.

Lý giải cho hiện tượng ký sinh trùng trong cá làm sushi tăng này, các chuyên gia cho rằng có thể là có liên quan tới sự gia tăng động vật biển có vú trong giai đoạn từ năm 1970 trở đi, khi chính phủ đưa ra nhiều biện pháp chống đánh bắt động vật biển. Bên cạnh đó, đại dương ấm lên cũng kích thích tăng tốc độ sinh sản của giun Anisakis.

Theo Chelsea Wood, người đứng đầu của bài nghiên cứu này, cho rằng ăn sushi ở những nhà hàng uy tín thì vẫn có thể yên tâm. Tuy nhiên, với cơ địa của người Việt, có lẽ cũng có lý do mà ông bà ta vẫn hằng khuyên rằng "nên ăn chín, uống sôi".

Đọc tin mới nhất hôm nay

Bài liên quan
Ký sinh trùng trong cá làm sushi tăng hơn 283 lần
Nhà hàng Nhật Bản kiếm bội tiền giữa đại dịch nhờ dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà
Thử món lạ tại nhà mùa dịch: Oreo sushi?