Ngôi làng Ấn Độ lạ lùng, muốn gọi tên nhau thì phải huýt sáo

Định vị ngôi làng Ấn Độ "du dương"

Kongthong, một ngôi làng hẻo lánh nằm ẩn mình trên những ngọn đồi ở bang Meghalaya, Ấn Độ, có một truyền thống độc đáo hàng thế kỷ. Tại đây, mọi người dân có tên là... những giai điệu. Chúng gắn liền với họ từ khi sinh ra đến lúc qua đời, trở thành bản sắc của họ.

Gần đây, ngôi làng Ấn Độ này đã được đề cử là "India’s no. 1" cho cuộc thi ‘Những ngôi làng du lịch tốt nhất’ của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), cả về vẻ đẹp tự nhiên, người dân hiếu khách và truyền thống đặt tên độc đáo.

Ngôi làng Ấn Độ hiện có khoảng 650 người dân. Mỗi người dân vẫn có một cái tên bình thường như người khác, kèm theo đó là những giai điệu độc đáo do cha mẹ họ sáng tác cho họ lúc họ mới chào đời.

Vì sao ai ở ngôi làng Ấn Độ này cũng hát để gọi nhau?

Theo người làng, những bài hát này khiến họ đặc biệt. Chúng được sử dụng những cái tên trong suốt cuộc đời của người dân và chết cùng với họ. Vì vậy, Kongthong được gọi là "Ngôi làng ngâm nga" (Whistling Village) của Ấn Độ.

“Những giai điệu đó là biểu hiện của tình yêu và niềm vui khôn xiết của một người mẹ, khi đứa con của bà chào đời. Nó giống như một bài hát trái tim của người mẹ, đầy dịu dàng. Có thể nói là gần giống như một bài hát ru", một người bản xứ Kongthong là Shidiap Khongsit đã chia sẻ với một phóng viên BBC.


Những cái tên du dương ấy được gọi là jingrwai iawbei - nghĩa đen là 'bài hát của bà ngoại'. Ba bộ tộc ở làng tin rằng, việc sử dụng các bài hát như tên gọi thông thường sẽ giúp họ tránh xa các linh hồn ma quỷ khi đi săn trong rừng sẽ giúp, vì người làng không thể phân biệt được đâu là tiếng gọi của quỷ dữ và của động vật.

Trong những năm qua, các bài hát đóng vai trò như một "tiếng còi", giúp người dân địa phương gọi nhau dễ dàng ở khoảng cách xa hơn.


Mỗi đứa trẻ sơ sinh ở Kongthong đều được mẹ của chúng tặng một jingrwai iawbei riêng. Thực ra, mỗi đứa trẻ sẽ có hai khúc ca, vì mỗi bài hát có một phiên bản ngắn, được sử dụng như một loại biệt danh khi người ta ở gần nhau, dễ gọi nhau; và một phiên bản dài (dài từ 10 đến 20 giây) được dùng để gọi khi người mang giai điệu đó ở xa hơn, như trên núi và thung lũng.

“Không ai có thể nói chắc truyền thống gọi tên như hát này bắt đầu từ khi nào, nhưng hầu hết người làng đều đồng ý rằng nó đã có từ khi làng Kongthong ra đời,” Shidiap nói. “Bản thân Kongthong đã ở đây ngay cả trước khi vương quốc Sohra được thành lập bởi người dân của chúng tôi và những người từ các làng khác trong khu vực.”

Mỗi người làng có hai phiên bản tên - một bản ngắn, một bản dài từ 10-20 giây


Mỗi người ở làng Kongthong học cách ngâm nga cả tên họ và tên của gia đình, bạn bè giống như cách chúng ta sử dụng tên thông thường của mình, bằng cách nghe chúng được... ngân nga bên tai thường xuyên từ khi họ còn bé.

Giống như nhiều ngôi nhà nông thôn khác ở Ấn Độ, Kongthong đã chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của thế hệ trẻ trong những năm gần đây. Họ chuyển đến các thành phố như Shilong, nằm cách làng khoảng 60 km, để tìm việc làm và hướng đến một cuộc sống dễ dàng hơn. Điều này đe dọa truyền thống huýt sáo độc nhất vô nhị.

Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của Internest, truyền thống đặt tên theo kiểu jingrwai iawbei độc đáo khiến Kongthong nhận được nhiều sự chú ý hơn. Hàng nghìn khách du lịch đến đây mỗi năm để nghe những cái tên huýt gió của người dân địa phương và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên ấn tượng. Người dân Kongthong đã không nhận ra rằng những cái tên họ hát có thể thu hút khách du lịch, nhưng sự thích thú của du khách đã giúp họ nhận ra rằng họ còn một lối ra để duy trì bản sắc này.

Kongthong không phải là ngôi làng huýt sáo gọi tên duy nhất trên thế giới. Kuşköy, một ngôi làng nhỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là nơi mọi người sử dụng âm thanh huýt sáo đặc biệt để giao tiếp với nhau ở khoảng cách xa.

Bài liên quan
Ngôi làng Ấn Độ lạ lùng, muốn gọi tên nhau thì phải huýt sáo
Yêu vợ đến mức 'nhái' cả Taj Mahal trứ danh thế giới tặng vợ
Lâu đài bay như trong phim Disney, là cảm hứng cho 'Công chúa tóc mây' trứ danh