Tử Cấm Thành là gì? Ở đâu?
Tử Cấm Thành hay Cố Cung (theo cách gọi ngày nay), tọa lạc tại Bắc Kinh, từng là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, được xây dựng từ năm 1406 -1420.
Năm 1987, UNESCO đã xếp Tử Cấm Thành vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc.
Tử Cấm Thành có diện tích 720.000 m², gồm khoảng 800 cung và khoảng 8707 phòng. Quần thể có hình chữ nhật, dài 961 m theo chiều Bắc - Nam dài và 753 m theo chiều dài Đông - Tây. Thành được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, có thêm hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp với kiểu mái cầu kỳ, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu.
Có 4 cổng ứng với 4 mặt tường thành là Ngọ môn; Thần Vũ môn; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn. Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn.
Ngoài ra, Tử Cấm thành được chia làm hai phần là Ngoại đình ở phía Nam (còn gọi là Tiền triều) dành cho phần lễ nghi, và Nội đình ở phía Bắc (Hậu cung) là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất.
Vì sao gỗ xây Tử Cấm Thành không hư hỏng?
Cố Cung là một trong những công trình kiến trúc cổ đại bằng gỗ lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Vì thế, tình trạng của loại gỗ xây Tử Cấm Thành khiến nhiều người tò mò - trải qua hàng trăm năm nhiều, đối mặt với thời tiết... nhưng gỗ ở Cố Cung vẫn tốt như vậy?
Các chuyên gia cho biết, gỗ xây Tử Cấm Thành không mấy hư hỏng vì chất lượng, được cho là dùng gỗ trinh nam. Thế nên gỗ này vẫn có thể mục, nhưng tốc độ chậm và khó để bị mục. Cổ nhân từng ca ngợi gỗ trinh nam là "nước không thể ngấm, kiến không thể đục lỗ".
Loại gỗ này tốt đến mức, người ta cho rằng nếu dùng quan tài bằng gỗ trinh nam thì đến lúc khai quật được, quan tài vẫn ở trong tình trạng tốt.
Lãnh Cung ở Tử Cấm Thành trên phim Hậu cung Như Ý truyện
Vị trí địa lý của công trình là nguyên do thứ 2. Tử Cấm Thành nằm ở phía bắc Trung Quốc, nơi có khí hậu khô, lạnh, không có nhiều côn trùng ăn gỗ sinh sống. Nhờ đó, gỗ xây Tử Cấm Thành cũng "lão hóa" chậm đi.
Ngoài ra, đồ gỗ trong Tử Cấm Thành cũng được phủ một lớp sơn mài, đóng vai trò như lá chắn làm chậm quá trình ăn mòn, chống mối mọt.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành tốt hơn rất nhiều so với thành phố. Thậm chí, ccác bức tường ở Cố Cung cũng được trang bị lỗ thông gió nên độ ẩm không quá cao, làm hại đến chất lượng gỗ.
Bài liên quan Tào Tháo ăn năn cả đời khi khiến người này thiệt mạng Người phủi bụi ở cung điện Buckingham cũng kiếm được 700 triệu đồng/tuần