Chủ quán bỏ bột cây thuốc phiện vào thức ăn để chúng 'gây nghiện'

Cuối tháng 8/2021, một chủ cửa hàng ăn ở Trung Quốc gần đây đã bị bắt sau khi thừa nhận có cho bột cây thuốc phiện vào món ăn của mình để khiến các khách quen mua chúng nhiều hơn.

Hoa anh túc là gì?

Cây hoa anh túc (hay cây thuốc phiện) có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á, châu Âu. Trong Đông y, nhựa quả chưa chín của cây hoa anh túc được sử dụng để làm thuốc. Tác dụng nổi bật nhất của loại nhựa này là giảm đau, trị nôn, táo bón... Tuy nhiên, việc sử dụng hay bào chế dược có chứa chiết xuất từ cây anh túc phải được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hiện hành.

Chủ quán bỏ bột cây thuốc phiện vào thức ăn để chúng 'gây nghiện'

Vì sao có người bỏ bột cây thuốc phiện vào thức ăn?

Sở cảnh sát Lunan (thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) nhận được thông tin rằng một chủ tiệm mì ở địa phương có thể đang sử dụng các nguyên liệu bất hợp pháp để làm cho món ăn ngon và gây nghiện hơn.

Ban đầu, người tố cáo ẩn danh này chỉ "bán tín bán nghi" cửa hàng mì trên sau khi xem được một số đoạn video cảnh báo xu hướng dùng bột cây thuốc phiện để khiến thức ăn gây nghiện. Hóa ra, người chủ bị tố cáo đúng là có hành vi này. Họ thừa nhận đã thêm bột cây thuốc phiện vào mì để biến chúng thành chất gây nghiện theo đúng nghĩa đen, từ đó "thúc đẩy kinh doanh".

Sự việc được đăng tải trên China CNR chia sẻ:

Papaver somniferum, hay cây thuốc phiện, được dùng để làm các chất gây nghiện trái phép. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nó lại được các doanh nghiệp thực phẩm Trung Quốc sử dụng để khiến món ăn của họ gây nghiện hơn, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Theo thống kê của các phương tiện truyền thông, từ năm 2020 đến tháng 4 năm nay, đã có 155 vụ án hình sự liên quan đến việc sử dụng trái phép chiết xuất từ cây thuốc phiện vào thực phẩm. Hà Nam, Quý Châu và Giang Tô là ba tỉnh đứng đầu về vụ việc này.

Bài liên quan
Nữ tiếp viên truyền tin dũng cảm trong vụ khủng bố 11/9
Những lý do khiến bạn ăn nhiều hơn trong mùa giãn cách
'Siêu năng lực' thay đổi kích thước đồng tử làm giới khoa học bối rối