Kỹ thuật trồng rau mồng tơi sạch tại nhà cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi sạch tại nhà cho năng suất cao

Rau mồng tơi là loại rau quá quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng để có kỹ thuật trồng rau mồng tơi sạch cho năng suất cao không phải ai cũng biết.

Rau mồng tơi là thứ rau xanh quen thuộc. Ảnh minh họa

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Rau mồng tơi là loài rau xanh được trồng phổ biến tại nhà bởi kỹ thuật trồng rau mồng tơi dễ dàng, dễ chăm sóc, dễ tìm mua hạt giống hay cây giống.

Thời vụ trồng rau mồng tơi

Ở các tỉnh phí Nam thì rau mồng tơi có thể trồng quanh năm. Nhưng đối với thời tiết miền Bắc thì thời gian thích hợp nhất chủ yếu trong vụ xuân sau khi ăn Tết xong và thu hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Giống rau mồng tơi

Rau mồng tơi có nhiều loại. Rau mồng tơi phổ biến trong sản xuất là mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Các giống mồng tơi khác là tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ; mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi

Không gian thuận lợi cho việc trồng rau mồng tơi nhất có thể là một mảnh đất sát tường ngoài nhà bạn với ánh nắng chiếu thường nhật thì sẽ rất nhanh và tiện cho việc trồng rau mồng tơi và cho leo giàn.

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn ở nơi đô thị cũng hoàn toàn có thể đưa mồng tơi vào danh sách loại rau trồng ưa thích cho gia đình bằng phương pháp trồng rau trong chậu nhựa trên ban công hoặc sân thượng.

Trồng bằng khay xốp, chậu nhựa

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi trong chậu tại nhà cực đơn giản.

Nếu trồng rau bằng phương pháp này, bạn cần cho khối lượng đất dày khoảng 8cm rồi giải hạt lên mặt đất với số lượng 10g/ 1 khay. Sau khi dải đều trên mặt khay ta phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 0-5cm và thực hiện tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày. Sau 5-7 ngày chăm sóc hạt sẽ nảy mầm.

Trồng bằng leo giàn

Nếu trồng bằng phương pháp này, trước tiên bạn sẽ giải 15-20 hạt/ khay rồi lấp đất mỏng ngày tưới 2 lần nước và thường xuyên theo dõi cây. Không để cây bị côn trùng ăn lá cắn cây. Chúng ta sẽ tiến hành làm giàn cho cây khi cây có độ cao khoảng 20cm để cây leo lên giàn.

Mồng tơi ưa sáng vì vậy bạn nên trồng ở những nơi có ánh sáng chiếu đủ để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Để cây không bị úng nước, vào mùa mưa bạn không nên tưới nhiều nước cho cây để tránh tình trạng bị ngập úng. Mùa nắng tưới đủ nước 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho cây.

Chăm sóc rau mồng tơi

Chăm sóc hoa mồng tơi cần đặc biệt chú ý không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau. Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao. Tuỳ theo từng loại đất, giống, các giai đoạn sinh trưởng của cây mà tính toán lượng phân bón hàng năm cho cây thích hợp.

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi và chăm sóc cũng không khó.

Thu hoạch

Trồng rau mồng tơi chỉ cần khoảng một tháng đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch nên dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rau mồng tơi nên vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất.