Sự tích Cửu vĩ hồ
Cửu vĩ hồ phổ biến trong các huyền thoại và truyền thuyết ở những nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hồ ly tinh là cách gọi những con cáo sống lâu năm, chúng tự tu luyện hoặc có cao nhân chỉ điểm, hấp thu tinh hoa trời đất để thành tinh.
Chúng tu luyện 100 năm thì ba cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là yêu hồ. Tu luyện đến 1.000 năm thì chuyển sang loài lục vĩ ma hồ (cáo ma 6 đuôi). Khi đạt đến cảnh giới là 9 đuôi cửu vĩ thiên hồ thì chúng có thể hóa thành người. Cửu vĩ hồ chia làm hai loại:
Hồ tiên: Hồ ly tinh tu luyện thành tiên, trở thành trợ thủ cho các vị tiên trên trời.
Dã hồ: Hồ ly tinh độc ác, chuyên đi hại người.
Cửu vĩ hồ trong hình dung của người Việt là một con vật bị căm ghét và khiến nhiều người sợ hãi. Trong sách Lĩnh Nam chích quái, hồ ly chín đuôi được nhắc đến với hình ảnh là con vật hay gây hại cho dân lành, sau đó bị Lạc Long Quân giết chết để trừ hại cho dân. Hồ Tây chính là lăng mộ chôn xác cáo chín đuôi. Chuyện kể rằng:
"Thăng Long thành xưa có hiệu Long Biên, thời thượng cổ không có người ở. Lý Thái Tổ bèn chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi nên đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy. Phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Dưới chân núi, trong hang có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỷ đi khắp nhân gian. Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán, cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi.
Con cáo chín đuôi lúc biến thành cô gái xinh đẹp, dụ dỗ các chàng trai, lúc lại thành chàng thanh niên tuấn tú đi tán tỉnh thôn nữ; khi lại là quỷ dữ dọa người đến khiếp sợ... Nó làm thế vì muốn bắt được càng nhiều người đưa về hang sâu để ăn thịt dần. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn.
Nơi này trở thành một vũng sâu gọi là đầm Xác cáo, tức Tây Hồ ngày nay. Sau lập miếu, tức Kim Ngưu Tự để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn".
Những Cửu vĩ hồ nổi tiếng trong lịch sử
Đát Kỷ - nguyên nhân chính làm sụp đổ triều đại nhà Thương
Về vẻ đẹp của Tô Đát Kỷ, có nhiều bản thoại ghi lại, tất cả đều nói nàng có vẻ đẹp diễm lệ, rực rỡ, gặp một lần là không thể quên. Mắt long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đàn ca nhảy múa hết mực giỏi giang. Thậm chí, nhan sắc của Tô Đát Kỷ còn có thể khiến người ta mê muội, vô thức làm theo những điều mà mình không tưởng tượng nổi.
Trong tác phẩm "Phong thần diễn nghĩa", tiểu thuyết phổ biến hình tượng Đát Kỷ nhất, Đát Kỷ họ Tô, là con gái của Tô Hộ. Cô chỉ là một người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa giao cho. Đát Kỷ có nhiệm vụ là làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ.
Ỷ sủng sinh kiêu, Đát Kỷ mê hoặc tâm trí Trụ vương, hành sự tùy ý, tàn ác, ngạo ngược. Mùa đông lạnh lẽo, vì chợt thấy một cụ già và một em bé nghèo khổ đi chân trần trên băng, nghĩ rằng bàn chân của hai bà cháu không bình thường, có siêu năng lực gì đó, Đát Kỷ nũng nịu đòi Trụ Vương chặt cụt chân của hai bà cháu đáng thương. Tất cả là để cho vị đại mỹ nữ này "nghiên cứu", tại sao những người nghèo khổ lại không sợ lạnh. Ngoài ra, Tô Đát Kỷ còn làm ra những chuyện kinh thiên động địa khiến người đời căm hận.
Lúc về sau, Thiên Hoàng mắc bệnh không rõ nguyên nhân, phải nằm liệt giường. Onmyoji, một thầy bói trong cung đã phát hiện chân tướng thật sự của Tamamonomae. Bằng phép thuật của Onmyoji, con cáo thay hình đổi dạng, quay về hình hài cửu vỹ hồ ly, sau đó trốn thoát và biến mất không rõ tung tích.
Ba võ sĩ có thế lực của vùng Kanto được phong làm đại tướng và phái cử đoàn quân tháo phạt để tìm nơi ẩn náu của hồ ly ở tỉnh Tochigi vùng Kanto.
Kết thúc trận chiến khốc liệt, Tamamonomae bị hạ gục, nhưng di thể của nó đã biến thành hòn đá khổng lồ, toả độc và giết chết sinh vật xung quanh. Hòn đá này bị người ta kinh sợ, đặt tên là “Sát Sinh Thạch" và nó vẫn tồn tại đến ngày nay.
Hồ ly tinh rừng Shinoda: Kuzunoha
Chúng được biết đến khi sống cùng chàng Yasuna như người vợ, người mẹ tuyệt vời trong gia đình cho đến khi phát hiện ra thân thế. Nàng bỏ trốn và để lại đứa con trai để rời khỏi trần gian. Nhưng con trai nàng Abe no Seimei đã trở thành một trong những pháp sư tài giỏi bậc nhất trong truyền thuyết người dân xứ hoa anh đào.
Hồ ly Tamama no Mae sau đó cũng được chàng trai giải thoát khỏi Sesshoseki.
Dù có thiện có ác nhưng hồ ly vẫn luôn là biểu tượng về tình yêu, sắc đẹp và sự quyền quý. Đối với phong thủy, hồ ly được coi như linh vật số một về cầu tình duyên và tài lộc cho nữ giới. Dù bạn chưa có người yêu, đã có người yêu hoặc có chồng thì khi đeo trang sức phong thủy hồ ly sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ trong việc thu hút vận khí đào hoa, hâm nóng tình cảm lứa đôi, gìn giữ tình cảm vợ chồng bền chặt.
Bài liên quan 'Nữ hoàng' quạ trong truyền thuyết ở Tháp London đột ngột mất tích Gỏi khô bò Hưng Thịnh - 'truyền thuyết' của giới sành ăn Nha Trang Molise: Vùng đất bước ra từ truyền thuyết của nước Ý