Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Do đó trong ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng Rằm tháng 7 thật chu đáo, cẩn thận để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất.
Mỗi mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Không quan trọng phải mâm cao, cỗ đầy mà cốt ở lòng thành mỗi người. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cũng có nhiều lưu ý để tránh sai lầm, thiếu sót.
Mâm cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì?
Theo phong tục, cúng Rằm tháng 7 thường chia ra 3 lễ: Lễ cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh và cúng chúng sinh. Do đó, mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau.
Mâm cúng Rằm tháng 7 - lễ Phật
Đối với những ai theo lễ Phật, cần chuẩn bị mâm cúng lầ đồ chay hoặc hoa quả. Lễ cúng Phật nên thực hiện vào ban ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Sau khi cúng Phật xong, gia đình sẽ thụ lộc ngay tại nhà.
Một số món ăn chay có thể tham khảo để làm mâm cỗ cúng Phật:
1 đĩa Xôi gấc/ xôi đỗ xanh/ xôi lạc
1 đĩa giò/ chả chay
1 đĩa nem chay
1 đĩa rau xào thập cẩm
1 bát canh rau củ quả chay/ canh nấm
Ngoài ra, các gia đình cần chuẩn bị thêm hoa tươi như hoa sen, hoa huệ, hoa hồng,... và một số đồ ăn chay khác như bánh chay, bánh kẹo, hoa quả theo mùa.
Mâm cúng gia tiên, thần linh
Người lại với lễ Phật, mâm cúng thần linh và gia tiên thường là cỗ mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện của gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn. Mâm cỗ cúng nên gồm các món đa dạng, chế biến tươi ngon, phù hợp.
Một số món ăn mặn cho mâm cúng cơ bản:
Gà luộc
Xôi đỗ xanh
Tôm hấp sả
Nem
Canh miến mọc
Thịt bò xào
Nộm
Mâm cúng chúng sinh
Cúng chúng sinh hay cúng cô hồn thường cúng ngoài trời với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Nên thực hiện cúng vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục.
Mâm cúng chúng sinh cần chuẩn bị:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương sau khi cúng xong).
12 bát nhỏ cháo trắng, nấu loãng.
5 loại quả (5 màu sắc quả khác nhau)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc (xanh lá mạ, đỏ, vàng, hồng,...)
Các loại bỏng ngô, bánh kẹo, bim bim,...
Các loại khoai, ngô, sắn,... (để nguyên vỏ, chặt thành từng khúc nhỏ)
Tiền vàng (gồm tiền thật, mệnh giá nhỏ và tiền vàng mã)
3 ly nước
3 cây nhang
2 ngọn nến nhỏ
Cúng chúng sinh nên cúng đồ chay bởi theo quan niệm, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.
Nhiều gia đình còn có phong tục giật cô hồn. Họ quan niệm, càng nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc. Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7
Mâm cúng Phật và mâm cúng gia tiên, thần linh thực hiện trong nhà
Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời, trước cửa chính của ngôi nhà.
Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.
Lưu ý trang phục, quần áo chỉnh tề khi làm lễ cúng. Không nói to, cười đùa trong khi làm lễ.
> Đọc tin mới nhất hôm nay.
Bài liên quan Nguồn gốc Rằm tháng 7 và ý nghĩa của ngày này Rằm tháng 7 và những điều cấm kỵ cần lưu ý Rằm tháng 7 ở các nước châu Á diễn ra như thế nào?