Rằm tháng Bảy hằng năm luôn là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình thông qua những phong tục truyền thống ý nghĩa. Cúng rằm tháng 7 cũng là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất.
Cúng Rằm tháng Bảy vào ngày nào mới tốt?
Trong dân gian tương truyền, từ mùng 2/7 âm lịch là ngày DIêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan. Theo đó, ngày này ma quỷ sẽ trở lại cõi trần và trở về vào đúng ngày rằm, cửa địa ngục đóng lại.
Do vậy, các gia đình có thể bắt đầu cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 14/7 âm lịch. Trong những ngày này, tùy theo sự sắp xếp của gia chủ và chọn ngày phù hợp nhất. Không nên cúng vào đúng ngày 15/7 âm lịch bởi đây là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng.
Một số ngày đẹp để Cúng Rằm tháng Bảy năm nay:
11/8 (tức ngày 4/7 âm lịch)
Ngày 12/8 (tức ngày 5/7 âm lịch)
Ngày 15/8 (tức ngày 8/7 âm lịch)
Ngày 20/8 (tức ngày 13/7 âm lịch)
Cúng Rằm tháng Bảy giờ nào?
Cúng Rằm tháng Bảy thường được chia ra làm 3 lễ: Lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên và cúng chúng sinh. Đối với lễ cũng Phật và cúng thần thần linh, gia tiên nên chọn giờ vào buổi sáng, trước 13h là tốt nhất và cúng trong nhà với mâm cỗ chay, cỗ mặn, hoa quả.
Mâm cúng chúng sinh thường được bày ở ngoài trời, trước cửa chính của ngôi nhà.
Đồi với cúng chúng sinh, mâm cỗ bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, thường được thực hiện vào giờ chiều tối. Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm các vong linh đang trên đường trở về địa ngục, do đó họ có thể dễ dàng thụ hưởng đồ cúng và mang theo về địa giới.
> Đọc tin mới nhất hôm nay.
Bài liên quan Mâm cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Nguồn gốc Rằm tháng 7 và ý nghĩa của ngày này Rằm tháng 7 và những điều cấm kỵ cần lưu ý