Trước khi tìm hiểu lý do người ta ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch, mời bạn tìm hiểu nhanh về nguồn gốc của ngày này.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch
Ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Chức Nữ là tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu nương nương ở trên trời, còn Ngưu Lang chỉ là chàng trai phàm trần. Do đó, mối tình giữa họ bị chia cách vì "kẻ tiên, người phàm". Dù xa cách nhưng Ngưu Lang vẫn chung tình chờ Chức Nữ quay lại.
Trước tình cảnh đó, Vương Mẫu cảm động nên đồng ý cho đôi uyên ương gặp nhau một ngày một năm - 7 tháng 7 âm lịch - ngày Thất Tịch. Nhiều giai thoại cho rằng, những cơn mưa ngâu vào ngày Thất Tịch là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ sau bao ngày xa cách.
2. Trào lưu ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch từ đâu?
Khoảng năm 2019, mộ blogger Qing An khá nổi tiếng ở Trung Hoa đã đăng tải một dòng trạng thái kêu gọi bạn bè ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch để cầu duyên. Trước đó, câu chuyện đậu đỏ có tác dụng cầu tình duyên càng được tin tưởng hơn vì bài thơ "Tương tư" của Vương Duy thời Đường:
"Hồng đậu sinh nam quốc
Xuân lại phát kỉ chi
Nguyện quân đa thái hiệt
Thử vật tối tương tư."
Bài thơ muốn nói về một loại hồng đậu, chỉ nở vào xuân thôi nên đừng ngại tay hái, chúng là vật thể hiện lòng tương tư đấy!
Tuy nhiên, hồng đậu này không phải đậu đỏ, cũng không dùng để ăn. Nhưng khi đọc “hóngdòu” thì tương tự đậu đỏ. Có thể từ những nguyên do trên, giới trẻ đặc biệt tin rằng ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch sẽ giúp họ "đỏ" trong tình duyên, mãi yêu nhau dù có khó khăn như Ngưu Lang - Chức Nữ, tránh cảnh chia cắt như đôi uyên ương này hoặc có được một ý trung nhân như ý.
Tuy đậu đỏ và Thất Tịch có thể không liên quan, song đậu đỏ vẫn là một món ăn bổ dưỡng, dễ mua và thưởng thức chúng vào ngày 7 tháng 7 này cũng như một thú vui, một kiểu "dạo phố Thất Tịch" tại gia.
Đọc tin mới nhất hôm nay
Bài liên quan Chè đậu đỏ đắt hàng, tiểu thương 'hốt bạc' ngày lễ Thất tịch Những việc nên làm trong lễ Thất Tịch để dễ có "người yêu"