Nguồn gốc của những ngày lễ tình nhân Trung Quốc
Trên thế giới, ngày 14/2 được đánh dấu là ngày của các đôi tình nhân. Bên cạnh đó,Trung Quốc cũng có những ngày lễ tình nhân của riêng mình. Điều này được cho là bắt nguồn từ truyền thống "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy".
Vào những thế kỷ trước tại Trung Quốc, đàn ông và phụ nữ chưa kết hôn, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp giàu có, thượng lưu có rất ít cơ hội để gặp gỡ và tìm hiểu người khác giới. Để duy trì đức hạnh và sự trong trắng, các cô gái trẻ không được phép giao du với nam nhân. Hôn nhân của họ được sắp xếp với những gia đình "môn đăng hộ đối". Do đó, theo truyền thống cũ, những người trẻ tuổi không có nhiều cơ hội để gặp gỡ người thương hoặc vị hôn phu của mình Chính những ngày lễ tình nhân sẽ là cơ hôi để họ gặp nhau. Ở thời điểm hiện tại, dù đây không còn là ngày lễ lớn nhưng những văn hoá truyền thống vẫn sống mãi qua các thế hệ.
Một đám cưới tập thể nhân dịp lễ Valentine Trung Quốc truyền thống.
Lễ hội đèn lồng: Ngày lễ tình nhân Trung Quốc đầu tiên
Ngày lễ tình nhân Trung Quốc này rơi vào Rằm tháng Giêng. Đây còn được gọi là lễ hội đèn lồng bởi vào ngày này, những chiếc đèn lồng sẽ được trang trí rực rỡ bên trong và ngoài của ngôi nhà.
Ngày lễ tình nhân đầu tiên của Trung Quốc rơi vào Rằm tháng Giêng
Ngày nay các bữa tiệc đã trở thành điểm nhấn của lễ hội.
Lễ hội Shangshi: Ngày lễ tình nhân bị lãng quên
Hàng năm, lễ hội Shangshi được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch. Theo truyền thống cổ đại của đất nước, đây là dịp kỷ niệm ngày sinh cuả Hoàng đế, Tổ tiên của người Trung Quốc. Vào ngày lễ này, mọi người dân Trung Quốc, bất kể già trẻ, lớn bé đều được tham gia các lễ hội đông người. Bởi vậy đây sẽ là cơ hội vàng để các "nam thanh, nữ tú" gặp gỡ và tìm hiểu nhau.
Sau đó, lễ hội đã trở thành một dịp để những người đàn ông và phụ nữ trẻ, độc thân gặp gỡ và bày tỏ tình yêu. Tuy nhiên vao ngày nay, hầu hết những người dân Trung Quốc đã quên mất lễ hội này.
Thất tịch: Ngày lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc
Hàng năm, ngày thất tịch được diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch. Đây được coi là lễ hội lãng mạn và đáng yêu nhất trong các ngày lễ tình nhân của Trung Quốc. Lễ hội này được bắt nguồn từ thời nhà Chu. Nhiều người tin rằng mối tình bi thương giữa Ngưu Lang và Chức Nữ là truyền thuyết của ngày lễ này. Ngưu Lang là một chàng chăn trâu thiện lành, đã chiếm được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu.
Du khách và người dân địa phương thuộc các nhóm dân tộc Li và Miao nhảy múa để ăn mừng lễ hội té nước cũng như ngày Thất Tịch (Qixi) tại huyện Baoting, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Tân Hoa xã / Guo Cheng
Tuy nhiên, Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út bị mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.
Các cặp đôi thực hiện các nghi lễ trong một đám cưới tập thể được tổ chức tại Đền Khổng Tử ở Thái Nguyên, Trung Quốc. Tổng cộng 22 cặp đôi đã kết hôn tại đây trong Lễ hội Qixi (Thất Tịch), hay Ngày lễ tình nhân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã / Zhan Yan
Từ đó về sau, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị chia cách bởi dòng sông. Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang đứng ở bên kia sông. Ngày qua ngày, hai người khóc than bên dòng sông. Cuối cùng, vì cảm động trước tình cảm đôi lứa ấy, Vương Mẫu liền sai đám quạ kết cánh tạo thành cây cầu Ô Thước bắc qua sông, để cặp đôi gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch. Bởi vậy đây còn là ngày tôn vinh tình yêu đích thực và lâu dài. Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ ăn chè đậu đỏ vào ngày này với mong ước sớm gặp được người yêu của mình.
Cầu Longxi ở Chiết Giang tưng bừng chào đón Valentine truyền thống năm 2019.
Bài liên quan Thất Tịch 2021 này nên tránh làm gì để mọi việc suôn sẻ?
Các ngày lễ tình nhân khác
Ngày lễ tình nhân Trắng của Trung Quốc rơi vào ngày 14/3, đúng một tháng sau ngày Valentine. Ngày lễ này cũng được tổ chức ở các nước châu Á, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo truyền thống, Ngày Valentine Trắng được là ngày người phụ nữ tặng quà cho người đàn ông của mình sau khi đã nhận được quà của họ vào ngày 14/2.
Ngày 20 tháng 5 (phát âm là wu có nghĩa là năm và er-ling có nghĩa là 20) được phổ biến bởi các cư dân mạng Trung Quốc. Vì vậy, đây là ngày được tổ chức bởi những người trẻ tuổi của Trung Quốc. “Wu er-ling” cũng phát âm hơi giống wo ai-ning, nghĩa là “Anh yêu em” trong tiếng Trung. Nếu bạn đang yêu một người Trung Quốc, ngày 20/5 sẽ là một cơ hội khác để thể hiện tình yêu của bạn với người mình yêu.
Ngày 11 tháng 11 được biết đến là ngày độc thân. Đây cũng là ngày mua sắm lớn nhất trong năm ở Trung Quốc. Các cặp đôi tranh thủ giảm giá và biến ngày này thành Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc để chiều chuộng người mình yêu bằng những món quà xa xỉ.
Đọc tin mới nhất hôm nay.
Bài liên quan Thất Tịch 2021 này nên tránh làm gì để mọi việc suôn sẻ? Cách nấu chè đậu đỏ đơn giản vào ngày Thất Tịch Đậu đỏ đâu liên quan đến ngày Thất Tịch hay chuyện tình duyên? Vì sao người ta đổ xô ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch?