Đôi khi những hình ảnh đẹp nhất lại là những bức tự nhiên, ít được sắp xếp. Hồi tưởng lại năm 2003, tôi là một nhà sinh vật học biển nghiên cứu về rừng tảo bẹ để lấy bằng Tiến sĩ, nhưng tôi lại lao đầu vào việc trở thành một nhiếp ảnh gia.
Tôi tin rằng mình có thể tạo ra sự khác biệt lớn hơn trong việc bảo tồn bằng hình ảnh so với việc nghiên cứu. Vì vậy, thay vì sửa đổi bài luận của mình, tôi bắt đầu dành phần lớn thời gian để vẽ. Khi tình bạn hình thành giữa tôi với nhà sinh vật học Michael Scholl của White Shark Trust, những bức tranh về loài cá mập trắng to lớn ngày càng nhiều.
Một ngày mùa hè, Michael nói tôi hay tôi về số lượng lớn cá mập xuất hiện mà không rõ nguyên nhân gần mũi nam của Nam Phi: gần chục con cá mập trắng lớn tập trung dọc theo bãi biển dài một dặm, lượn lờ ở vùng nước sâu chưa đến 6 feet. Chúng ẩn nấp ngay sau những con sóng vỗ, chỉ cách bờ một đoạn. Tôi nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc để tham gia quan sát loài này cùng Michael.
Để tìm hiểu xem những con cá mập đang làm gì, chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ quan sát chúng từ thuyền nghiên cứu của Michael. Nhưng lũ cá mập lại phản ứng mạnh với tiếng ồn của chiếc thuyền. Một số con cắn động cơ; một số con khác hoảng sợ và bơi mất.
Chúng tôi không có ngân sách để quan sát trên không, các thiết bị tối tân cũng chưa phát triển thời ấy. Nghiên cứu của chúng tôi dường như mắc kẹt cho đến khi tôi đề xuất một phương tiện có vẻ êm ái hơn: thuyền kayak.
Sau khi gắn GPS vào thuyền kayak, tôi ngồi vào ghế và bắt đầu chèo. Trong vòng vài phút, tôi đã ở gần vài con cá mập. Chuyến dạo chơi dó đó thật là căng thẳng nhưng mắn thay cho tôi, chúng chẳng mảy may hung hăng với chiếc thuyền kayak.
Tinh thần nhiếp ảnh gia trong tôi trỗi dậy, nhưng việc chụp ảnh trên thuyề kayak hóa ra khó hơn tôi nghĩ. Chỉ cần một luồng gió nhỏ nhất, gợn sóng trên mặt biển sẽ khiến con cá mập chẳng ra hình thù gì cả.
Vài tuần sau, khi điều kiện tự nhiên đã phù hợp và tôi đã sẵn sàng. Tôi chụp được vài bức ảnh đẹp, nhưng không nổi bật gì. Trong khi tôi đang xem lại những khung hình cuối, một con cá mập táo bạo bám đuôi thuyền kayak và xuất hiện sát gần mặt nước. Một cảnh tượng thật đắt giá: Nhà khoa học không theo dõi con cá mập, con cá mập đã theo dõi anh ta. Tôi bấm nút chụp.
Bức ảnh gây được tiếng vang một cách bất ngờ. Cả 100.000 lượt truy cập vào trang web của tôi trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó, mọi thứ diễn ra một cách tôi chẳng "đỡ nổi": Nhiều người nghi ngờ rằng tôi đã làm giả bức ảnh. Người ta phân tích mọi thứ, thứ từ góc độ bóng tối đến những gợn sóng quanh con cá mập. Tôi bắt đầu mang bộ film ảnh gốc theo đến các cuộc phỏng vấn, như một bằng chứng về tính xác thực của nó. Bức ảnh khiến tôi nổi tiếng, nhưng tôi đã chán ngấy việc phải bảo vệ nó. Khi điện thoại ngừng đổ chuông, tôi đã thở phào nhẹ nhõm.
Vài năm sau, câu chuyện về bức ảnh này càng khó tin hơn. Vào năm 2011, khi cơn bão Irene gây lụt Puerto Rico, Channel 7 News ở Miami đã chiếu một bức ảnh về một con cá mập đang bơi trên một con phố ngập lụt. Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc thật, nhưng con cá mập trông rất quen thuộc.
Đó là con cá mập tôi đã chụp cơ mà! Ai đó đã photoshop nó vào dòng nước lũ. Năm 2012, chú cá này "xuất hiện trở lại" và... bơi trên một đường cao tốc ngập nước ở New Jersey sau cơn bão Sandy. Vào năm 2017, ai đó lại photoshop nó đang bơi dọc theo những con phố ngập lụt của Houston sau trận bão Harvey. Khi một ai đó tung tin giả rằng bể cá mập tại Trung tâm Khoa học của Kuwait đã bị sập, con cá mập tôi chụp lại được photoshop vào một bức ảnh minh họa... Gần đây nhất, sau khi cơn bão Laura tàn phá bờ biển Louisiana, tôi nhận được một dòng tin nhắn: "Đoán xem ai trở lại nữa kìa?" Tôi nhấp vào liên kết, và vẫn con cá mập ấy bị đưa vào bức ảnh!
Chú cá giả ở Puerto Rico.
Rất ít người không chú ý tới cá mập, đó là lý do tại sao những bức ảnh giả kể trên lại có sức hút lớn đến vậy. Là một nhiếp ảnh gia và người kể chuyện, tôi tận dụng điều đó để biến những con cá mập từng bị nhìn nhận là những sinh vật đen tối, đe dọa thành những con vật dễ bị tổn thương, đáng được trân trọng và bảo vệ.
Cá mập cũng là người kể chuyện. Chúng truyền đạt một số vấn đề bảo tồn cấp bách nhất mà đại dương đang phải đối mặt, chẳng hạn như đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu. Có thể nói, bức ảnh cá mập gốc của tôi là câu chuyện về sự kỳ diệu, sự tò mò. Từ một bức ảnh, thế giới đã có cơ hội biết thêm về cá mập. Có những "cuộc trò chuyện" như thế, bắt đầu trong sự e ngại và thiếu hiểu biết nhưng kết thúc trong sự mê hoặc.
Theo "My shark photo took over the internet, inspiring countless fakes and real awareness" (Thomas Peschak, National Geographic)
Đọc thêm:
Bài liên quan Trải nghiệm bơi cùng cá mập voi tại Maldives Du khách đổ xô đến bơi ở vùng biển đầy cá mập tại Israel Những loài cá mập nguy hiểm nhất hành tinh