Hôm qua mình đang ngồi dưới quầy Skin Store ở 91 Lý Thường Kiệt thì có một khách hàng nữ vào ghé mua mỹ phẩm. Bạn mang bầu song thai, chắc cũng đã bước sang tháng thứ 7 rồi. Bạn nổi mụn rất nhiều ở trán, một tình trạng rất thường gặp do rối loạn nội tiết khi mang thai, mà không dám dùng gì ngoài tẩy trang, rửa mặt và một tuýp kem B5 kết cấu khá dày, vốn không đủ và không hợp với tình trạng da hiện tại của bạn. Mình & bác sĩ phải ngồi giải thích cụ thể về cách chăm sóc da cho bà bầu và cho con bú để bạn yên tâm. Mình viết lại đây để mọi người tham khảo nhé!
Mang bầu không nên dùng mỹ phẩm?
Rất thường xuyên, khi mang thai và cho con bú, chúng ta được khuyên là không nên dùng mỹ phẩm hoặc chỉ nên dùng mỹ phẩm thiên nhiên/hữu cơ. Ừ thì nếu da đẹp thì 9 tháng – 1 năm không dùng gì thì cũng chỉ xấu đi ít nhiều, dùng đồ natural/organic thì là quá ổn rồi. Nhưng đó là nếu da đẹp, trong nhiều trường hợp không may là không được như vậy, thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng da mụn, tăng sắc tố tạo thành những vùng sậm màu, da nhạy cảm hơn nhiều. Chẳng nhẽ cứ để vậy, nếu mặc kệ thì đó là sự hy sinh mù quáng vì vẫn có những cách an toàn cho con mà làm đẹp cho mẹ thêm tự tin vui vẻ.
Chỉ nên dùng kem chống nắng vật lý?
FDA và AAD đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dùng kem chống nắng khi mang bầu. Còn việc chỉ nên dùng kem chống nắng vật lý, thì ngọn nguồn của Kết luận này là dựa trên kiến nghị của FDA xếp Titanium Dioxide và Zinc Oxide vào nhóm “generally recognized as safe and effective” (GRASE) và không cần xin chứng nhận FDA khi sản xuất. Các thành phần Ensulizole, Octisalate, Homosalate, Octocrylene, Octinoxate, Oxybenzone, Avobenzone đang cần thêm safety data để quyết định có thể phân loại GRASE hay không.
Hai thành phần được xếp vào diện không GRASE là PABA và Trolamine Salicylate, nhưng các kem chống nắng hiện nay theo mình tìm hiểu thì không còn dùng các chất này, nên mới có 1 cụm từ là “PABA free” là thế.
Vấn đề của kem chống nắng vật lý – vốn được cho là an toàn nhất cho bà bầu là (1) không nhiều sự lựa chọn, (2) dễ tạo vệt trắng, (3) khả năng chống nắng hạn chế so với dạng lai Hybrid hoặc kcn vật lý. Xu hướng hiện nay, để tạo ra 1 kem chống nắng tốt và có kết cấu dễ chịu trên da, thường là dạng Hybrid và cũng có rất nhiều màng lọc mới được giới thiệu, với tính ổn định & an toàn cao, khả năng bảo vệ da “đỉnh cao”.
Một số lo ngại đối với thành phần hóa học truyền thống như Avobenzone, Oxybenzone, Octinoxate v.v là khả năng thấm qua da, gây ra sinh non, sinh nhẹ cân hay birth defects. Trong khi NCBI thì nhận định khả năng thấm qua da đi vào máu (dermal & systemic absorption) là rất hạn chế. Vẫn nhiều quan ngại về Oxybenzone & Octinoxate vì 2 thành phần này bị cấm ở Hawaii và Key West do ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển & các rạn san hô và tác hại lên hệ nội tiết ở chuột trong nhiều nghiên cứu (qua đường uống và bôi). Vẫn chưa có kết luận cuối cùng vì trong 29 nghiên cứu lớn nhỏ về 2 chất này lên sức khỏe con người thì đều chưa ghi nhận mối liên hệ trực tiếp và rõ rệt nào giữa 2 chất này với các vấn đề như nội tiết, sinh sản, trao đổi chất, thận, da liễu hay các bộ phận của người, đặc biệt là Octinoxate. Một nghiên cứu lâm sàng của L’Oreal cho một loại kem chống nắng của hãng có chứa 3% Ecamsule (Mexoryl SX), 2% Avobenzone, 10% Octocrylene và 5% Titanium Dioxide kết luận là KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI CẢNH BÁO MANG THAI đối với các sản phẩm chống nắng của hãng này.
Kết luận: Trong khi kem chống nắng Vật Lý vẫn là sự lựa chọn an toàn, các bà bầu vẫn có thể tiếp tục sử dụng các kem chống nắng hiện tại, đặc biệt ưu tiên các kem chống nắng thế hệ mới, của các hãng uy tín, vì các thành phần chống chỉ định hoặc gây tranh cãi như PABA, Trolamine Salicylate, Oxybenzone đã không còn thấy trong các kem chống nắng mới. Các bà bầu cũng nên coi việc sử dụng kem chống nắng là 1 trong các biện pháp bảo vệ da trước tia UV, bên cạnh việc tránh tiếp xúc ánh nắng gắt trực tiếp và sử dụng thêm trang phục chống nắng. Và không nên dùng chống nắng dạng xịt.
CÁC THÀNH PHẦN NÊN TRÁNH
Hydroquinone: chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của Hydroquinone lên sức khỏe của thai nhi nhưng vì tỉ lệ thẩm thấu qua da và đi vào máu của chất này rất đáng kể, 35-45% so với các chất khác, nên được khuyên tránh dùng.
Retinoids: báo cáo chỉ ra 4 trường hợp gây ra birth defects khi dùng tretinoin trong quá trình mang thai. Tretinoin là dạng thuốc kê đơn, tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên nên tránh cả những dạng thức không kê đơn, như retinaldehyde, retinol, thậm chí Retinyl Palmitate. Và bao gồm các loại thuốc như Tazorac, Accutane (tuyệt đối No No)
Triclosan: thành phần kháng khuẩn trong 1 số kem đánh răng (như Median của HQ) hoặc xà bông diệt khuẩn, có thể làm giảm hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Aluminum Chloride Hexahydrate: chất khử mùi (antiperspirant) có trong một số sản phẩm lăn nách, chống tiết mồ hôi, cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối nguy hại của ACH lên bà bầu nhưng vì tác động trực tiếp đến tuyến mồ hôi nên vẫn được FDA xếp vào nhóm C (có tác động không tốt khi thí nghiệm trên động vật, nhưng không có nghiên cứu nào cụ thể trên người, có thể dùng trên người mang thai nhưng không loại bỏ rủi ro tiềm năng). Vấn đề là rất nhiều sự thay thế, hãy mua deodorant thay vì antiperspirant, thường là các dạng lăn khử mùi dạng sáp/lăn thông thường, chứ không ngăn tiết mồ hôi là được. Mấy sản phẩm của Dove, Yves Rocher, ai mùi nhiều thì cứ dung Old Spice Original Deodorant nhé, mình dùng mấy năm nay rồi.
CÁC THÀNH PHẦN GÂY TRANH CÃI
Né được thì né, trót không né được 1-2 lần thì cũng không cần phải quá hốt hoảng.
Benzoyl Peroxide: nhiều báo bài gom BPO vào danh sách không nên dùng khi mang thai, nhưng 1 số báo cáo trên ncbi và 1 số bác sĩ thì lên tiếng “bảo vệ” thành phần này, vì khi thoa ngoài da, chỉ có 5% thấm qua da và lượng chất này ngay lập tức chuyển hóa thành benzoic acid và đào thải hoàn toàn ra ngoài qua nước tiểu. Dù được xếp vào nhóm C, nhưng thực ra cái nhóm C này cũng đủ cả, vitamin C, ALA cũng được xếp nhóm C mà. Thế nên, nếu mụn to quá, mụn mủ mụn bọc, thì chấm BPO 2.5% hoặc 5% lên, sau khi dùng AHA/PHA để hỗ trợ tiêu sừng. Miễn đừng dùng toàn mặt, vừa tăng rủi ro, vừa xấu. Còn nếu mụn nhẹ nhẹ, không viêm sưng, đỏ, mủ thì cũng không cần dùng BPO làm gì.
BHA (Salicylic acids): tương tự, một số nhà nghiên cứu chỉ ra dùng BHA ở nồng độ thấp (dưới 2%) thì không thấy tăng khả năng biến chứng/sinh non/bất thường cho thai nhi. Chấm 1 vài mụn nhỏ hoặc dùng trong sp mà thành phần này tít tắp ở cuối bảng thì cũng không đến nỗi hốt hoảng như cháy nhà. Chỉ nên tránh peel da ở nồng độ cao, và nếu chuyển qua được AHA/PHA thì vẫn là tốt hơn và yên tâm hơn.
Tinh dầu: FDA không có bất kỳ đánh giá nào về tinh dầu, nhưng nếu uống ở nồng độ cao, tinh dầu hương thảo Rosemary oil có thể gây tăng huyết áp & co thắt tử cung, còn tinh dầu tràm trà Tea tree oil thì có thể gây kích ứng, phồng rộp da và ảnh hưởng nội tiết tố nữ nếu nuốt. Và vì không biết bôi thì bao nhiêu % sẽ thấm qua da nên cũng không nên dùng lâu dài.
Formaldehyde: có trong sản phẩm làm móng, đặc biệt là sơn móng dạng gel thì có hàm lượng formaldehyde cao hơn. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể, ngoài việc The National Institute of Occupational Safety & Health (hiểu nôm na là hiệp hội về sức khỏe & an toàn lao động) thì nói rằng làm việc trong môi trường tiếp xúc liên tục với Formaldehyde thì có thể gia tăng khả năng sảy thai. Nên, nói chung là, nếu mang bầu thì đừng làm việc tại các tiệm nail, còn nếu thích sơn móng thì chọn những loại ghi 3-free, 5-free, để không chứa Formaldehyde, còn nếu không mê sơn móng thì càng tốt.
Thuốc nhuộm: công nghệ thường xuyên thay đổi, càng nhiều chất và phát minh mới ra đời, nên khó có thể đánh giá rủi ro của thuốc nhuộm lên bà bầu, giờ cũng có nhiều sản phẩm nhuộm organic/natural/vegan, và dạng semi-permanent thay vì permanent như ngoài tiệm. Một số bác sĩ thì khuyên là không nên nhuộm tóc trong tám cá nguyệt đầu. Hồi mang bầu Joy 6 tháng mình có nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm ammonia-free và không tẩy tóc (hydrogen peroxide free, dù nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy thậm chí dùng hydrogen peroxide ở nồng độ thấp cho đến vừa trong các sản phẩm tẩy tóc không đáng ngại). Nói chung nhuộm nhẹ nhàng 1 lần và không tẩy tóc và không trong 3 tháng đầu thì vẫn được coi là an toàn.
Parabens: không phải loại paraben nào cũng cấm sử dụng, bí quyết là cứ mua chính hãng ở VN, vì những loại paraben bị cấm ở EU thì VN cũng cấm rồi, nên đỡ phải dò bảng thành phần.
Phthalates: viết ra cho đủ, cho chắc, chứ các hãng mỹ phẩm giờ cũng sợ dị nghị, điều tiếng nên hầu như đều đã take out Phthalates.
Sulfates (chất hoạt động bề mặt/chất tạo bọt): cái này mình là mình hơi phản đối. vốn dĩ Sulfates còn đang tranh cãi nhiều, và trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân giá bình dân và thậm chí nhiều hãng dược mỹ phẩm vẫn đang sử dụng sulfates với nồng độ vừa phải, chẳng nhẽ bầu cái là phải thay hết dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt? Quan điểm của mình các sản phẩm làm sạch chỉ lưu trên da từ 1-3 phút, thực sự không đáng lo ngại.
Cân nhắc sử dụng các thành phần trong thời kỳ mang thai và cho con bú
CÁC LIỆU TRÌNH CÔNG NGHỆ CAO, CÓ HAY KHÔNG?
– Laser và công nghệ ánh sáng: không có kết luận chính xác cho liệu trình thẩm mỹ vì thiếu dữ liệu. Trong một số trường hợp bệnh lý, như sùi mào gà, sỏi tiết niệu, u hạt nhiễm khuẩn được điều trị thành công & an toàn bằng laser trên phụ nữ mang thai.
– Thay da sinh học: Glycolic Acid hay Lactic Acid là tương đối an toàn. Hạn chế dùng Salicylic acid hay TCA.
– Triệt lông: nên tránh vì thiếu data
– Xâm lấn (Bao gồm filler, botox): nên tránh vì thiếu data nhưng thực sự không nên vì gây đau đớn trong khi da bà bầu vốn dĩ đã nhạy cảm.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các dịch vụ liệu trình tại HappySkinMedicalSpa
TRỊ MỤN DÙNG GÌ?
Cứ AHA/PHA (Gluconolactone), Azelaic Acid, Niacinamide (trên 4%), Witch Hazel là ổn áp trong việc trị mụn nhé.
Trị mụn khi mang thai
LÀM SÁNG, MỜ THÂM DÙNG GÌ?
Vitamin C, Niacinamide, Kojic Acid là những thành phần có thể hỗ trợ cải thiện màu da, làm mờ vết thâm.
RẠN DA DÙNG GÌ?
Bạn có thể sử dụng các thành phần như Cocoa Butter, Shea Butter, Dầu dừa, dầu Argan, dầu Jojoba, Rosehip oil (dầu tầm xuân), Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B3 (niacinamide) để cải thiện rạn da.
Gợi ý sản phẩm
Dung dịch cân bằng da và tẩy tế bào chết 2 trong 1 Emmié Daily Glow Exfoliating Solution Toner 5%
Dung dịch cân bằng tẩy tế bào chết mang đến cho bạn làn da mềm mại, đầy sức sống và rạng rỡ khi dùng hàng ngày. Sản phẩm có chứa 5% PHA/NANO AHA giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Nên dùng mỗi tối, sau bước làm sạch, trước các bước đặc trị và dưỡng ẩm.
Nước thần dưỡng sáng và căng mọng da Emmié Brightening Plumping Solution Essence
Nước thần dưỡng sáng và căng mọng này dịu nhẹ trên mọi loại da và thích hợp để dùng hàng ngày. Không chỉ cấp ẩm sâu mà còn làm mềm mịn, sáng da. Sản phẩm còn hỗ trợ tạo nên làn da căng mọng và tăng độ thẩm thấu cho các sản phẩm dưỡng và đặc trị khác. Hoạt chất chính của sản phẩm là:
- Bộ ba chiết xuất lên men “thần thánh” bao gồm hoa bia, rượu sake và mật ong
- Nước trà trắng Hàn Quốc: chống oxy hoá
- Phức hợp chiết xuất 10 loại hoa chống oxy hóa
- “Thần dược” Niacinamide: giúp làm dịu, phục hồi và dưỡng sáng
Tinh Chất Làm Mờ Đốm Nâu Thâm Nám Emmié Spot Treatment Serum
Tinh chất làm mờ đốm nâu, thâm nám Emmié Spot Treatment Định nghĩa : Serum được biết chính xác là sản phẩm chăm sóc da tinh chất, dạng lỏng với nồng độ cao của các thành phần dưỡng chất được điều chế với các phân tử cực nhỏ để có thể xâm nhập vào sâu trong da. Tuy nhiên, serum không chỉ dành riêng cho da mà còn cho các bộ phận khác trên cơ thể như tóc, môi… Một loại serum có thể chứa lên đến 70% tinh chất trong nó (trong khi các loại kem dưỡng da dành cho mặt chứa thấp hơn tương đối nhiều), đó là lí do serum mang đến hiệu quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn. Serum thường nhẹ hơn và có kết cấu dày, chứa nồng độ cao hơn kem dưỡng (moisturizer)
Dạng thức phổ biến:
- Dạng nước (Liquid serum)
- Dạng dầu
Lưu ý:
- Có bao nhiêu loại serum dành cho da? Mỗi loại serum được bào chế để tập trung khắc phục từng loại nhược điểm như: lão hóa, da bị bào mòn, hư tổn, mụn, sạm da, nám da, chảy xệ, thâm môi…
- Cách thoa serum cho da : Dùng sau khi rửa mặt và thoa nước hoa hồng (nếu có). Sau khi đợi lớp serum thấm sâu, khô ráo trên bề mặt da, bước tiếp theo nên dùng lớp kem dưỡng lên trên để giúp bảo vệ các phân tử, hoạt chất trong thành phần tạo serum vì chúng dễ bị chi phối bởi điều kiện môi trường bên ngoài, đồng thời hai loại dưỡng da này tương hỗ, giúp phát huy tác dụng chăm sóc và làm đẹp da hơn khi sử dụng đơn lẻ.
- Chọn loại serum phù hợp với mục đích sử dụng và độ tuổi và kiểm tra thử lên vùng da non trước khi sử dụng như dùng với bất kì loại mỹ phẩm nào khác. Nếu không có vấn đề gì, sau khi sử dụng 1-2 tuần chúng ta có thể nhận thấy serum hoạt động hiệu quả ra sao đối với làn da.
Bạn đọc có thể xem thêm thông tin sản phẩm và mua hàng chính hãng tại: https://www.skinstore.vn/products-set/emmie
Nguồn tài liệu tham khảo
American Academy of Dermatology. Is Sunscreen Safe?. Retrieved 24/07/2021
Baca-Estrada, M. E., Godson, D. L., Hughes, H. P., Van Donkersgoed, J., Van Kessel, A., Harland, R., Shuster, D. E., Daley, M., & Babiuk, L. A. (1995). Effect of recombinant bovine interleukin-1 beta on viral/bacterial pneumonia in cattle. Journal of Interferon & Cytokine Research: The Official Journal of the International Society for Interferon and Cytokine Research, 15(5), 431–439. https://doi.org/10.1089/jir.1995.15.431
Barnes, J. C., Barnes, N. J., Barnes, N. M., Costall, B., Domeney, A. M., & Naylor, R. J. (1987). Ketotifen can antagonise changes in sensitivity of cerebral dopamine receptors: Behavioural correlates in rodent and primate. Neuropharmacology, 26(7A), 693–700. https://doi.org/10.1016/0028-3908(87)90229-2
Büchner, F. (1970). [Hypoxemic fatty degenerations and necroses of the myocardial cells in the light microscopic picture]. Beitrage Zur Pathologischen Anatomie Und Zur Allgemeinen Pathologie, 140(2), 142–151.
Cappon, D. (1970). Seminal dialogues on psychiatric problems. On being “high”. 1. What is being “high”? Postgraduate Medicine, 48(6), 190–192. https://doi.org/10.1080/00325481.1970.11693643
U.S. Food and Drug Administration. Last updated 2/21/2019. Sunscreen: How to help protect your skin from the sun. Last accessed 12/2/2019
https://www.fda.gov/media/71361/download
Bài đọc thêm
6 Vấn Đề Da Phổ Biến Khi Mang Thai Mẹ Bầu Nào Cũng Phải Biết
Cẩm nang chăm sóc da an toàn cho bà bầu
Thực hư nguy cơ của việc trang điểm khi mang thai?