Da cảm thấy khô và thiếu ẩm ngay cả sau khi dùng toner, kem dưỡng ẩm hoặc rửa mặt. Điều này thật khó hiểu, rất có thể thủ phạm là cồn. Nhưng không chỉ mỗi cồn gây ra. Cồn dễ bay hơi thực sự làm hỏng hàng rào bảo vệ da. Điều này rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da thông thường. Nhưng thực tế có phải tất cả cồn đều như vậy? Cùng Đẹp365 khám phá về thành phần cồn trong mỹ phẩm bạn nhé!
Cồn tốt là gì?
Cồn là một trong những thành phần bị hiểu lầm nhiều nhất trong quá trình chăm sóc da. Nhiều đến mức bạn gần như muốn né tránh mỗi khi thấy thành phần này. Trước khi tránh né thành phần này, chúng ta nên hiểu cách phân biệt cồn xấu và cồn tốt.
Cồn béo, có nguồn gốc từ dừa hoặc dầu cọ. Chúng thường được sử dụng để làm đặc các công thức sản phẩm và có thể nuôi dưỡng làn da. Thành phần này được sử dụng để tăng khả năng vận chuyển của một số thành phần nhất định vào da. Những loại cồn béo tốt này thường ở dạng rắn, dưới dạng sáp và được sử dụng để giúp nhũ hóa mỹ phẩm. Tức là giữ sản phẩm lại với nhau để dầu và nước không tách rời.
Loại cồn trong mỹ phẩm này hoàn toàn không làm khô hoặc kích ứng da của bạn. Trên thực tế, chúng có tác dụng ngược lại. Những loại cồn béo này hoạt động như chất làm mềm bảo vệ da của bạn và giúp da giữ ẩm. Ngoài ra, vitamin A1 (retinol) và vitamin E cũng thực sự là cồn và có lợi cho bề mặt tổng thể của da.
Những loại cồn béo này bạn sẽ thấy dưới nhiều tên khác nhau như:
- cetyl (chất làm đặc sản phẩm)
- stearyl (chất làm mềm để giữ độ ẩm trong da)
- cetearyl alcohol (chất nhũ hóa)
- propylene glycol (chất giữ ẩm để hút nước vào da)
Cồn trong mỹ phẩm có an toàn không?
Một số loại cồn an toàn, nhưng cũng có nhiều loại thì không. Các loại cồn dung môi dễ bay hơi như SD alcohol 40, cồn biến tính, ethanol và cồn isopropyl đều có tác dụng khử nước cho da và thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm và gel dưỡng ẩm.
Khi bạn nhìn thấy những tên cồn này được liệt kê trong số sáu thành phần đầu tiên trên nhãn thành phần, với nồng độ này thì cồn trong mỹ phẩm không an toàn cho làn da của bạn. Hậu quả mang lại sẽ bao gồm khô, phá vỡ bề mặt của hệ vi sinh vật và hàng rào của da và các vấn đề da khác.
Các loại cồn này mang lại cảm giác se khít, làm mát và cảm giác sảng khoái mà những cô nàng da dầu có thể cảm thấy rất thích. Tuy nhiên, thực tế là chúng đang lấy đi lớp dầu tự nhiên của da và làm hỏng hàng rào bảo vệ da. Chúng cũng hoạt động như một phương tiện giúp hòa tan các thành phần không tan trong nước. Đồng thời cũng như đưa các thành phần vào sâu trong da.
Bên cạnh những lợi ích ngắn hạn đó, cồn trong mỹ phẩm cũng mang đến những hậu quả tiêu cực dài hạn. Về lâu dài, chúng có thể làm lỗ chân lông to và tăng độ nhờn. Vì vậy hãy tránh các sản phẩm có chứa cồn nếu bạn thuộc loại da dầu hoặc da bị mụn. Ethanol trong toner cũng có thể khá khô đối với các loại da nhạy cảm, bạn cũng nên lưu ý điều này. Cồn có trong danh sách thành phần càng cao thì nồng độ càng cao và tác dụng lên da càng mạnh.
Cồn xấu trong mỹ phẩm có hại như thế nào?
Nếu da của bạn là da dầu, bạn có thể bị hấp dẫn bởi thành phần này. Vì sử dụng cồn trong mỹ phẩm giúp mang lại lớp finish lì ngay lập tức. Tuy nhiên, điều trớ trêu khi sử dụng các sản phẩm chứa cồn để kiểm soát dầu là tác hại từ cồn. Chúng có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất dầu và khiến lỗ chân lông nở to hơn. Vì vậy, tác dụng khử nhờn tức thì cuối cùng sẽ bị phản tác dụng. Dẫn đến việc làn da dầu của bạn sẽ tiết nhiều dầu hơn.
Cồn xấu có thể gây hại cho bề mặt bảo vệ da của bạn. Những thành phần này làm cạn kiệt các chất quan trọng cần thiết cho làn da khỏe mạnh của bạn. Đồng thời cũng khiến cho tình trạng da dầu trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, các cồn xấu này còn đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Do đó, không có gì phải bàn cãi khi kiêng cồn trong mỹ phẩm gây hại cho da.
Có nên tránh cồn trong các mỹ phẩm?
Đôi khi cồn trong mỹ phẩm sẽ không quá khủng khiếp. Cồn có thể chấp nhận được khi sử dụng trong điều trị ngoài da. Do cồn có khả năng là làm khô vết nhiễm trùng. Đôi khi cồn cũng sẽ được sử dụng để giảm lượng dầu trên bề mặt trước khi chuyên gia thẩm mỹ áp dụng phương pháp peel da bằng thành phần hoạt chất chuyên dụng. Điều này để đảm bảo sản phẩm sẽ thấm sâu nhất vào da. Nếu bạn loại trừ mọi sản phẩm chứa cồn, bạn sẽ có thể bỏ lỡ những thành phần với các đặc tính có lợi, như cồn béo.
Các loại cồn trong mỹ phẩm không đáng sợ như bạn nghĩ. Trên thực tế cồn béo còn có lợi trong việc chăm sóc da. Các loại cồn này giúp hút và giữ độ ẩm. Tuy nhiên, các loại cồn đơn giản đang làm khô và gây hại cho hầu hết các loại da. Đặc biệt là những người có làn da khô, nhạy cảm hoặc làn da mụn. Để tránh các phản ứng bất lợi, hãy nhớ kiểm tra kỹ nhãn thành phần trước khi thêm sản phẩm mới vào quy trình chăm sóc da của bạn.