Nghe điện thoại, chạm tay lên mặt… việc làm nhỏ nhưng tạo điều kiện cho mụn “làm loạn” mãi không đi

Rõ ràng ai cũng mong muốn có một làn da tươi sáng, rạng ngời và đặc biệt là không có mụn. Thế nhưng, trước khi tìm đến các phương pháp trị mụn thì có bao giờ bạn tự hỏi xem nguyên nhân gây mụn trứng cá là xuất phát do đâu chưa? Ngoài những yếu tố thông thường như do nội tiết tố, dị ứng da thì các chuyên gia da liễu cho rằng nguyên nhân gây mụn trứng cá còn đến từ các thói quen trong cuộc sống hàng ngày và do các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường.

Chạm tay bẩn lên da mặt

Nghe điện thoại, chạm tay lên mặt… việc làm nhỏ nhưng tạo điều kiện cho mụn “làm loạn” mãi không đi

Một hành động vô tình khiến làn da bạn nổi mụn đó là chạm tay lên da mặt. Bàn tay chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều vi khuẩn, do đó mỗi hành động nhỏ như chống cằm, xoa má… đều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay bám vào da mặt và gây ra mụn. Hãy cố gắng hạn chế thói quen này để làn da luôn sạch sẽ và nói không với mụn nhé.

Nghe điện thoại

Đã bao giờ bạn thử hỏi có bao nhiêu loại vi khuẩn trên bề mặt điện thoại hay chưa? Có hàng triệu triệu con. Chúng ta thường để điện thoại di động của mình ở rất nhiều nơi như trong ví, trong cốp xe, trên bàn và thậm chí là dưới sàn nhà. Những nơi này đều không hoàn toàn sạch sẽ.

Kết quả là, khi bạn nghe điện thoại, bạn đã đưa hàng triệu vi khuẩn cũng như bụi bẩn tiếp xúc với da mặt. Nghe thật đáng sợ phải không? Vậy nên, trước khi đặt di động lên bất kỳ bề mặt nào, hãy lau sạch chúng bằng khăn kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng tai nghe hoặc mở loa lớn để hạn chế việc điện thoại tiếp xúc với làn da.

Dùng khẩu trang lâu ngày không giặt

Không thay khẩu trang thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn mà nhiều người mắc phải. Tác dụng của khẩu trang là chống nắng, chống bụi bẩn và vi khuẩn tiếp xúc đến làn da của bạn. Nhưng nếu sử dụng một chiếc khẩu trang quá lâu sẽ có thể “phản tác dụng” do quá nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bám lại và gây ra mụn. Điều bạn nên làm là lựa chọn loại khẩu trang có nhiều lớp, chống khuẩn được bán tại các hiệu thuốc và thay chúng thường xuyên sau khoảng 1 – 2 lần sử dụng. Nếu sử dụng khẩu trang vải thì nên giặt hàng ngày để tránh vi khuẩn hình thành và làm hại đến làn da của bạn.

Lạm dụng tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết quá mức có thể khiến da bị dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn. Tốt nhất bạn hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần là vừa đủ để đảm bảo làn da được sạch sẽ, thông thoáng. Bạn cũng nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, có chứa thành phần AHA để làm sạch da hiệu quả mà không gây kích ứng nhé.

Không vệ sinh đồ trang điểm

Việc dùng cọ và mút bẩn có thể đưa vi khuẩn vào sâu vào lỗ chân lông qua các sợi lông chổi và việc này dẫn tới tình trạng mụn hoành hành. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn vệ sinh cọ, bông mút trang điểm ít nhất 2 lần/tuần và phơi ở nơi khô ráo, có nắng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ. Đồng thời hạn chế sử dụng mỹ phẩm với người khác nữa nhé.

Sử dụng mĩ phẩm không phù hợp

Việc lựa cho sản phẩm chăm sóc da phù hợp cực kì quan trọng. Sử dụng mĩ phẩm không phù hợp hay không rõ nguồn gốc với làn da có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng da và cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Do đó, để có được làn da khỏe mạnh bạn cần lựa chọn loại mĩ phẩm phù hợp với làn da, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên da để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mình.

Ít vệ sinh chăn gối

Như tất cả các cơ quan khác, da sẽ tự tái tạo trong suốt thời gian chúng ta ngủ. Những tế bào già cỗi sẽ nhường chỗ cho những tế bào mới nảy sinh. Khi đó, những tế bào già cỗi này sẽ lưu lại trên gối nằm. Để ngăn chặn cũng như giảm thiểu tình trạng này, bạn nên tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần và giặt sạch cũng như phơi nắng gối nằm.

Tình trạng căng thẳng

Tình trạng căng thẳng hay còn gọi là stress, nó khiến tim bạn đập nhanh, gây hại cho dạ dày và cũng là nguyên nhân gây ra nếp nhăn. Nhưng bạn có biết rằng stress cũng làm tăng kích thích tố gây ra mụn trên da? Hãy chú ý đến những biện pháp thư giãn giảm căng thẳng nhẹ nhàng và phù hợp dành cho bạn ví dụ như nghe nhạc êm dịu, ngồi thuyền hay tập thể dục…

Dùng tay nặn mụn

Đa số chúng ta thường có thói quen nặn mụn, điều này không giúp mụn giảm đi mà còn khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Nặn mụn bằng tay có thể khiến mụn trở nên sưng tấy do nhiễm trùng, để lại sẹo trên da thậm chí là lây mụn sang vùng da khác.

Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Nếu sáng hôm sau bị nổi mụn thì bạn cũng nên xem lại bữa ăn của ngày hôm trước nhé. Sử dụng nhiều đồ ăn cay, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong các nguyên nhân khiến mụn mọc lên rất nhanh. Vậy nên hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho da, nói không với những món chiên xào, dầu mỡ để giúp cho làn da và sức khỏe của bạn được cải thiện.

Thói quen sinh hoạt chưa hợp lí

Không quá ngạc nhiên khi những người bị mụn đều có thói quen thức khuya, lười vận động hoặc ít khi vệ sinh, chăm sóc da đúng cách. Stress, lo âu, căng thẳng hay khó ngủ, thức khuya đều sẽ khiến cho mức độ cortisol trong cơ thể tăng lên, kéo theo tình trạng tăng tiết dầu trên da, da mọc mụn và thậm chí là gây viêm da. Tốt nhất, chúng mình hãy ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, thư giãn mỗi ngày để không bị stress nhé.

Không làm sạch mồ hôi

Nếu bạn đã tiếp xúc với dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, da của bạn sẽ đổ mồ hôi. Tuy nhiên, bạn không nên để nó tự khô trên da của mình, thay vào đó, hãy tắm hoặc rửa mặt ngay sau khi đổ mồ hôi nhé.