Ai bị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm mách họ cách này họ sẽ biết ơn bạn cả đời

Sẹo là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của một người. Bên cạnh đó, việc điều trị sẹo đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian.

Bốn loại sẹo chính

Sẹo phì đại: Sẹo màu đỏ, nổi lên trên da. Mô sẹo không lan rộng ra ngoài vết thương.

Sẹo lồi: Mô sẹo thường lan rộng ra khỏi vết thương. Sẹo lồi đôi khi gây ngứa, hơi đau, cảm giác căng cứng, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ. Sẹo lồi phổ biến hơn ở người có làn da sẫm màu, đặc biệt là người châu Phi hoặc châu Á.

Ai bị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm mách họ cách này họ sẽ biết ơn bạn cả đời

Sẹo co rút: Những vết sẹo này thường xuất hiện sau khi da bị bỏng. Chúng gây kéo rút da, làm giảm khả năng vận động. Loại sẹo này có khả năng ăn sâu vào cơ bắp và dây thần kinh.

Sẹo mụn: Mụn trứng cá thường để lại sẹo. Có hai loại sẹo mụn, thông thường chỉ là sẹo thâm, nhưng một số mụn viêm nhiễm nặng để lại sẹo khá sâu, còn gọi là sẹo lõm.

Một vài cách trị sẹo hiệu quả

Hành tây và mật ong

Hỗn hợp thần kỳ hơn cả kem trị sẹo đó chính là hỗn hợp hành tây mật ong. Trong thành phần của mật ong chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết, chống lão hóa, làm mờ các vết thâm do mụn để lại.

Hỗn hợp thần kỳ hơn cả kem trị sẹo đó chính là hỗn hợp hành tây mật ong.

Trong thành phần của hành tây chứa nhiều vitamin A, B, C có khả năng kháng viêm cực tốt. Đặc biệt, quexitin trong loại củ này còn có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp giảm nếp nhăn và hiện tượng da chai cứng, lồi lõm do sẹo gây nên.

Kết hợp mật ong với hành tây, sẹo cứng đầu đến mấy cũng bị đánh bại sau một thời gian ngắn áp dụng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 1 thìa giọt mật ong

- 1 củ hành tây

Cách làm:

- Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, rồi cắt nhỏ, cho vào máy xay, xay nhuyễn.

- Dùng rây lọc lọc lấy phần nước ép ra chén, rồi bỏ bã.

- Trộn nước cốt hành tây với mật ong theo tỉ lệ 1:1, rồi khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.

 Cách sử dụng:

- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị sẹo bằng nước ấm để loại bỏ hết bụi bẩn, tế bào chết và để các nang lông giãn nở, giúp các dưỡng chất thấm sâu vào các tế bào.

- Thoa hỗn hợp đều lên vùng da bị sẹo, rồi dùng tay massage nhẹ nhàng 2 -3 phút để hỗn hợp thấm sâu vào các tế bào.

Các bước thực hiện khá đơn giản nhưng hiệu quả cao

- Lưu lại hỗn hợp trên da chừng 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

- Áp dụng cách này vào 3 lần/tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau 2 tuần sẹo lồi sẽ được san bằng, da còn sáng hơn nữa nhé!

Ngải cứu

Bạn cần chuẩn bị:

- 1 nắm lá ngải cứu

- 1 miếng vải lọc

Cách làm:

- Nhặt ngải cứu, rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với nước đun thật nhừ (chừng 25-30 phút).

- Sau đó dùng miếng vải lọc lấy nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Quy trình trị sẹo:

- Rửa sạch vùng da muốn trị sẹo bằng nước ấm.

- Lấy bông gòn thấm nước ngải cứu, thoa thật kĩ lên vùng bị sẹo.

- Chờ đến khi da khô lại thì rửa sạch với nước.

Bạn nên áp dụng cách này 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

 Nghệ tươi

Nghệ tươi cũng là một trong những nguyên liệu làm mờ sẹo lõm được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay. Nghệ tươi không chỉ các tác dụng làm mờ sẹo lõm mà còn giúp bạn dưỡng da trắng mịn, đẹp tự nhiên. Có 2 cách trị sẹo lõm bằng nghệ tươi bạn có thể áp dụng:

Cách 1: Bạn có thể lấy nghệ tươi giã nhỏ hoặc trộn với mật ong với lượng vừa đủ dùng, đắp lên vùng da bị sẹo lồi, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Cách 2: Bạn hãy giã nhỏ nghệ, cho một chút rượu trắng, rồi đun cách thủy, sau đó cho vào lọ để dùng dần.

Cà chua

Cà chua là nguồn dưỡng chất giàu vitamin A, vitamin C, giúp ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện sẹo lõm. Bạn có thể ăn sống cà chua mỗi ngày để giúp chữa bệnh và cải thiện tình trạng sẹo của mình đáng kể, hoặc bạn có thể ép thành nước cà chua bôi đắp lên mặt khoảng 10-15 phút và rửa sạch bằng nước ấm.

Tỏi

Tỏi là một trong những nguyên liệu có hữu ích đối với việc điều trị các vết sẹo thâm. Bạn chỉ cần dùng một vài tép tỏi, nghiền nát và dùng miếng vải mỏng quấn chặt lại với vùng da có sẹo trong vòng 10 phút là được. Một ngày thực hiện ít nhất 1 lần, sau 10 ngày sẽ có tiến triển tốt. 

Lô hội

Cây lô hội, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và đã được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm. Chứa hoạt chất Aloe vera, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành. Nó là một trong những thảo dược thường được sử dụng nhất cho bỏng, vết thương ngoài da và vết sẹo. Gel từ cây lô hội có chứa những chất giảm đau và sưng, tăng trưởng da. Lô hội có thể dùng được như một loại gel tươi sử dụng trực tiếp từ lá hoặc trong một gel thành phẩm, kem hoặc thuốc mỡ. Không áp dụng lô hội để vết thương hở hoặc vết mổ, vì nó có thể gây khó chịu và làm chậm quá trình điều trị.

Cách ăn uống để mau lành sẹo

Thịt bò không gây sẹo lồi: nhiều người cho rằng khi vết thương đang lành sẹo, cần kiêng cá biển, tôm, cua, thịt bò vì sợ bị sẹo lồi, không ăn cam vì sợ vết thương bị chảy nước vàng. Thực ra, bệnh nhân vẫn có thể ăn mọi thứ, trừ những thực phẩm từ trước đến nay vẫn gây dị ứng cho mình. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp cơ thể liền sẹo tốt hơn, nhanh hơn. Các nguyên liệu để tái tạo lại những vết tổn thương trên da bao gồm:

- Protein: là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành phần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Ở người suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm protein trong cơ thể (như hội chứng thận hư, các bệnh rối loạn chuyển hóa protein...), vết thương thường chậm lành sẹo hơn, có khi không lành được nếu tình trạng thiếu protein quá nặng. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thực phẩm cung cấp protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ...

Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ...

- Các chất có liên quan đến việc tạo máu(sắt, acid folic, vitamin B12, chất đạm): máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, oxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp dọn dẹp các chất thải, xác tế bào chết. Vì vậy, để vết thương chóng lành sẹo, cần chú ý các thành phần dinh dưỡng có liên quan đến việc tạo máu; nhất là khi có vết thương phần mềm nghiêm trọng, gây mất máu nhiều. Các thức ăn bổ máu bao gồm các loại huyết (lợn, bò, gà, vịt), thịt, gan, trứng, sữa...

- Các vitamin (nhất là các loại tan trong nước như vitamin nhóm B, C): vitamin có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành sẹo hơn, vì nó tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. Loại vitamin có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lành vết thương là vitamin C. Chất này còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng chuyển hóa năng lượng của tế bào cũng như sự hấp thu, chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Nó cũng giúp chống nhiễm trùng vết thương. Để bổ sung vitamin, cần ăn nhiều rau quả tươi.

- Chất kẽm và selen: giúp làm lành da và đạt hiệu quả cao khi dùng kết hợp với vitamin C. Kẽm và selen có trong các thực phẩm như trai, sò, thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu.

Như vậy, chế độ ăn tốt nhất trong thời gian vết thương đang lành sẹo vẫn là chế độ ăn thông thường, đa dạng, đủ năng lượng và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.