Lười giặt chăn gối
Chăn, gối sử dụng hàng ngày có thể là "thủ phạm" gây mụn. Chúng tích tụ rất nhiều chất bẩn, tế bào chết, mồ hôi,... nếu không được giặt sạch thường xuyên. Bên cạnh đó, các chất tẩy rửa, nước xả vải có mùi thơm đậm đặc cũng là tác nhân khiến bạn nổi mụn trong trường hợp này.
Không tẩy trang sạch hoàn toàn
Bạn có thể rất siêng năng trong việc rửa mặt mỗi tối nhưng điều đó không có nghĩa là làn da bạn đã được tẩy sạch từ trong ra ngoài, nhất là đối với lớp makeup. Nếu bạn đã ra sức tẩy trang nhưng sau khi lau khô vẫn thấy một ít mascara vươn lại trên chiếc khăn tắm thì có thể khẳng định với bạn rằng hoặc là sản phẩm bạn dùng hiệu quả không tốt hoặc là bạn sử dụng liều lượng không đủ để lấy đi toàn bộ lớp trang điểm trên mặt. Và rất có thể, lẩn khuất đâu đó trên da còn tồn tại kem nền hay phấn má cần bạn làm sạch gấp.
Cọ trang điểm không sạchCọ trang điểm tiếp xúc với da khá nhiều. Mỹ phẩm, mồ hôi, bã nhờn bám trên cọ lâu ngày chính là ổ vi khuẩn gây nguy hiểm cho da. Để tránh gây mụn, bạn nên làm sạch bộ cọ trang điểm mỗi tuần. Đối với mút đánh phấn, bạn chỉ nên sử dụng vài lần rồi thay cái mới.
Nặn mụn gây hại hơn là có lợiMatthew Elias, một bác sĩ da liễu ở Florida nói rằng nhiều người vẫn tin rằng việc nặn mụn sẽ giúp làn da loại bỏ phần mụn mủ bên trong cũng như lấy lại tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho da hơn, nhất là nặn mụn bằng tay. Tay chứa rất nhiều vi khuẩn nếu chưa được rửa sạch. Vì thế, khi nặn mụn, bạn đã trực tiếp làm vết mụn bị vi khuẩn tấn công.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Việc gì nhiều quá cũng không tốt. Tẩy tế bào chết cũng vậy, tuy việc này có thể giúp loại bỏ da chết và làm sạch sâu dưới bề mặt da, giúp da săn chắc và sáng mịn hơn. Nhưng việc chà xát quá nhiều lần có thể khiến da bị tổn thương, dễ kích ứng với môi trường xung quanh và dễ sinh mụn.
Tẩy da chết chỉ nên khoảng 2-3 lần mỗi tuần và bạn tốt nhất nên sử dụng những sản phẩm tự làm từ thiên nhiên để tránh khiến da bong tróc và dị ứng.