Bỏ túi ngay các cách để tóc không bết hiệu quả tức thì

Tóc bết là nỗi ám ảnh của nhiều bạn nữ khi ra ngoài. Nếu chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có được mái tóc suôn mượt và bồng bềnh suốt ngày dài. Dưới đây là một số cách để tóc không bết hiệu quả mà bạn có thể áp dụng hàng ngày. Cùng Shopee Blog theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây ra tóc bết dầu

Ngoài yếu tố thời tiết thì còn một số nguyên nhân làm mái tóc của bạn bị bết dầu bao gồm:

  • Thói quen gội đầu sai cách: Gội đầu quá thường xuyên hoặc không đủ kỹ có thể làm tăng sự sản xuất dầu tự nhiên trên da đầu khiến tóc bạn dễ bết.
  • Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Các loại dầu xả có chất kem đặc hoặc serum dưỡng tóc chất dày khó thấm sẽ làm gia tăng lượng dầu trên tóc.
  • Xả tóc chưa đủ sạch: Việc không xả tóc đủ kỹ sau khi sử dụng dầu gội có thể làm đọng lại hóa chất, khiến vi khuẩn tích tụ gây dầu dư thừa.
  • Buộc tóc quá chặt: Việc buộc tóc quá chặt sẽ khiến da đầu bị “bí” không thể thở được, dầu nhờn sẽ tích tụ ở phần chân tóc của bạn nhiều hơn.
  • Chải và vuốt tóc liên tục: Khi bạn vuốt tóc, không chỉ dầu mà còn vi khuẩn sẽ vô tình từ bàn tay vào tóc và khiến dầu lan rộng theo hướng bạn vuốt. Việc chải đầu cũng tương tự.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tóc bết dầu (Nguồn: vuanem.com)

Gợi ý các cách để tóc không bết tức thì

Khi ra ngoài đường, nếu tóc bạn bị bết thì hãy áp dụng ngay các cách sau đây để làm tóc tơi mềm ngay lập tức nhé!

Dùng phấn rôm

Dùng phấn rôm là cách để tóc không bết nhanh chóng, đặc biệt là những lúc hoạt động ngoài trời liên tục khiến tóc đổ dầu nhiều. Phấn rôm có thể thấm hút dầu tự nhiên trên da đầu, giúp tóc khô thoáng và tơi bồng ngay lập tức. Bạn có thể dùng bông phấn dặm nhẹ nhàng ở phần chân tóc. Lưu ý nên lấy lượng phần vừa phải để tránh gây tụ phấn, tạo ra lớp phủ dày đặc. Tuy nhiên, việc sử dụng phấn rôm thường xuyên có thể làm tóc tích tụ các tạp chất, gây tình trạng tóc bết dầu nếu không gội đầu kỹ.

Sử dụng phấn rôm để “chữa cháy” tóc dầu nhanh chóng (Nguồn: nhathuoclongchau.com.vn)

Sử dụng máy sấy tóc

Sử dụng máy sấy tóc đúng cách sau khi gội sẽ giúp tóc nhanh khô và giảm bết tóc. Sau đây là các cách sấy tóc không bị bết mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để phù hợp với mái tóc của mình:

  • Sử dụng chế độ sấy lạnh hoặc nhiệt thấp: 2 chế độ này sẽ không làm khô da đầu quá mức, vẫn giữ độ ẩm cho tóc để tránh da đầu đổ dầu gây bết dính.
  • Giữ máy sấy cách tóc khoảng 15-20cm: Việc làm này đê tránh tác động nhiệt quá lớn lên tóc và da đầu gây mất độ ẩm.
  • Chia tóc thành nhiều phần nhỏ trước khi sấy: Khi sấy từng phần nhỏ, bạn sẽ dễ kiểm soát độ khô của tóc, hạn chế tóc còn ẩm khi ra ngoài.
  • Nên sấy tóc trong khoảng 10-15 phút: Nếu bạn sấy tóc quá lâu thì dễ làm khô da đầu và tóc sẽ dễ bết hơn. Đừng quên sử dụng thêm serum dưỡng tóc để bảo vệ tóc trong khoảng thời gian này nhé!
Giữ máy sấy cách tóc khoảng 20cm để tránh làm khô da đầu (Nguồn: shopee.vn)

Sử dụng keo xịt tóc

Keo xịt tóc sẽ giúp mái tóc của bạn vào nếp hơn. Khi tóc bị bẩn thì hãy xịt một ít keo xịt tóc sau đó chải nhẹ nhàng nó sẽ giúp hồi sinh mái tóc của bạn. Bạn nên chọn keo xịt tóc phù hợp với loại tóc và mục đích sử dụng. Và nên tránh sử dụng quá nhiều keo, bạn hãy bắt đầu bằng một lượng nhỏ và tăng dần nếu cần thiết để tránh tình trạng tóc bết dính nặng hơn.

Cách để tóc không bết bằng keo xịt tóc (Nguồn: vneconomy.vn)

Dùng dầu gội khô để tóc không bết

Dầu gội khô là sản phẩm giúp làm sạch tóc tức thì, đặc biệt là tóc đang gặp tình trạng bết dính. Dầu gội khô hoạt động bằng cách thấm hút và hấp thụ dầu thừa trên da đầu và tóc. Khi hoạt động ngoài trời, tóc bạn thường bết dính và nhờn vì lượng dầu tiết ra từ da đầu cũng như bụi bẩn bám vào. Dầu gội khô sẽ giúp bạn thấm hút lượng dầu thừa từ đó làm giảm bết dính, trả lại cho bạn mái tóc tơi mịn, bồng bềnh.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng dầu gội khô để thay thế hẳn dầu gội thông thường. Đây chủ là cách để tóc lâu bết tạm thời. Bởi vì sản phẩm này không có tác dụng làm sạch bụi bẩn như dầu gội thông thường. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên da đầu sẽ gây ra những triệu chứng và bệnh về tóc. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng dầu gội khô vào những lúc tóc bết khi ra đường thôi nhé!

Sử dụng dầu gội khô lúc cấp bách khi mái tóc bết dầu (Nguồn: afamily.vn)

Cách để tóc không bết khi đội mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bết dầu sau khi tháo mũ, đặc biệt là các bạn nữ có mái tóc dài. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tham khảo các cách làm cho tóc không bị bết dính sau khi đội mũ bảo hiểm sau đây nhé!

Sử dụng kẹp tóc

Đối với các bạn nữ để mái hoặc tóc dài, cách để tóc không bết khi đội mũ bảo hiểm là bạn nên sử dụng kẹp tóc để giữ được độ phồng tự nhiên và không bị xẹp trong thời gian dài. Để sử dụng kẹp tóc hiệu quả, bạn cần chọn các sản phẩm phù hợp với độ dài mái tóc. Khi kẹp, bạn nên vuốt phần tóc mái về phía sau để tránh bị bết dính.

Nếu tóc của bạn thuộc loại đổ dầu nhiều thì việc sử dụng kẹp tóc sẽ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Vì vậy, bạn vẫn cần sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho tóc để loại bỏ dầu nhờn và giữ cho tóc luôn sạch và bồng bềnh nhé!

Bạn nên sử dụng kẹp tóc khi đội mũ bảo hiểm (Nguồn: chahong, vuahanghieu.com)

Sử dụng mũ bảo hiểm phù hợp

Khi chọn mũ bảo hiểm, bạn cần chú ý đến chất liệu và kiểu dáng của mũ. Bạn nên chọn những loại mũ được làm từ chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Những chiếc mũ bảo hiểm này sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng tóc bết sau khi đội. Ngoài ra, kiểu dáng của mũ cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn loại mũ có thiết kế nửa hoặc ¾ đầu, không quá chật hoặc quá rộng để đảm bảo sự thông thoáng cho tóc và da đầu.

Chọn mũ bảo hiểm phù hợp sẽ hạn chế tóc bết dầu (Nguồn: mubaohiemdochanoi.com)

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên cũng là một trong các cách để tóc không bết sau khi đội. Bạn nên sử dụng khăn ướt hoặc nước tẩy trang để lau sạch bên trong và bên ngoài mũ bảo hiểm định kỳ khoảng 2 tuần/lần. Nếu mũ bị bẩn nhiều hoặc có mùi khó chịu, bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn hoặc giặt mũ bằng bột giặt. Nếu mũ bảo hiểm của bạn thường xuyên đặt trong môi trường ẩm ướt thì bạn nên lau khô và làm sạch mũ trước khi sử dụng để tránh tóc bị bết sau khi đội.

Bạn đừng quên vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên nhé! (Nguồn: chemicoat.com.vn)

Bật mí các cách làm hết bết tóc mái

Đối với các bạn nữ để tóc mái, đặc biệt là mái thưa thì bạn nên áp dụng một số cách để tóc mái không bị bết sau đây nhé!

Gội mái để hạn chế tóc bết

Nếu bạn sở hữu mái tóc đổ nhiều dầu thì một ngày sau khi gội, tóc sẽ nhanh bết trở lại, đặc biệt là phần tóc mái. Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp gội mái để tránh phải gội đầu thường xuyên. Bạn chỉ cần cột tóc phía sau thật gọn gàng, sau đó thấm ướt phần tóc mái và gội như bình thường. Do phần tóc mái khá mỏng nên chỉ cần 5 phút là bạn đã có mái tóc gọn gàng, ưa nhìn.

Cách gội mái không bị bết (Nguồn: thdonghoadian.edu.vn)

Cách giữ mái thưa không bị bết bằng giấy thấm dầu

Phần tóc mái nhanh bết cũng một phần do lượng dầu tiết ra từ da mặt và trán. Vì vậy, sử dụng giấy thấm dầu cho mặt cũng là cách giúp tóc lâu bết. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy thấm dầu lên phần tóc và da đầu. Bạn chỉ cần chia nhỏ tóc mái và chấm nhẹ giấy thấm dầu theo dọc đường chân tóc. Tuy hơi mất thời gian nhưng đây là phương pháp giúp bạn có lại mái tóc bồng bềnh tức thì.

Sử dụng giấy thấm dầu để tóc mái đỡ bết (Nguồn: kaminomoto.com.vn)

Cách để tóc không bết khi ngủ

Ngủ dậy tóc bị bết là một tình trạng phổ biến mà nhiều bạn nữ gặp phải. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều hướng, có thể do cơ địa, cách chăm sóc tóc, gối không vệ sinh kỹ hoặc do gội đầu quá thường xuyên.

Cách để tóc không bị bết khi ngủ dậy được áp dụng hiệu quả nhất là bạn hãy tết tóc hai bên khi đi ngủ. Bạn hãy tết tóc một cách nhẹ nhàng để hạn chế tóc tiếp xúc trực tiếp với gối, giúp ngăn tóc bám vào gối và giảm tình trạng tóc bết sau khi thức dậy. Bạn cũng đừng quên thay ga giường thường xuyên để tóc không bị bám bụi bận nhé!

Tết tóc khi ngủ giúp bạn hạn chế tóc bết và rụng khi ngủ (Nguồn: vuanem.com)

Phương pháp chữa trị tóc bết dầu lâu dài

Nếu không muốn mái tóc bị bết dầu liên tục thì bạn hãy áp dụng các cách làm cho tóc hết bết lâu dài sau đây nhé!

Cách dùng dầu dừa cho tóc không bị bết

Dầu dừa có nhiều dưỡng chất, không những có thể giúp mái tóc của bạn trở nên bóng mượt mà còn có thể kiểm soát lượng dầu thừa trên tóc. Đây là một phương pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho tóc mềm mại và không bị bết suốt ngày dài.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một ít dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà xát hai lòng bàn tay, sau đó bạn thoa đều lên da đầu và tóc của bạn.
  • Bước 3: Để tóc ủ với dầu dừa trong vòng 30 – 45 phút.
  • Bước 4: Gội sạch tóc với dầu gội ít chất tẩy.

Bạn nên thực hiện việc ủ tóc bằng dầu dừa 1 lần/ tuần nếu muốn mang lại kết quả như mong muốn.

Cách để tóc không bết khi dùng dầu dừa (Nguồn: hocmassage.edu.vn, dangcapphaidep.vn, bazaarvietnam.vn, tieudung.kinhtedothi.vn)

Sử dụng muối biển và baking soda – Cách làm cho tóc không bị bết dính

Tế bào chết, dầu thừa, bụi bẩn là những nguyên nhân khiến tóc bạn mau bết. Muối biển và baking soda là những thành phần mà bạn có thể sử dụng để tẩy tế bào chết da đầu ngay tại nhà, hạn chế dầu thừa và trị tóc bết hiệu quả. Muối biển không chỉ làm sạch da đầu mà còn nuôi dưỡng và bảo vệ nó khỏi tác động của môi trường. Kết hợp với baking soda sẽ giúp kiểm soát độ pH, loại bỏ dầu thừa một cách hiệu quả. Đây là cách để tóc không bết cho các bạn sở hữu da đầu dầu và bã nhờn nhiều.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn 1 muỗng muối biển và 1 muỗng baking soda.
  • Bước 2: Sau đó thêm 1 muỗng dầu dừa hoặc dầu oliu tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Bước 3: Dùng nước sạch để làm ướt tóc, sau đó thoa hỗn hợp này lên da đầu. Massage nhẹ nhàng vùng da đầu trong 5-10 phút để kích thích máu lưu thông.
  • Bước 4: Làm sạch da đầu thật kỹ và gội lại với dầu gội và dầu xả như bình thường.
Tẩy da chết đầu bằng muối và baking soda và dầu oliu để làm sạch tóc (Nguồn: phunuvagiadinh.vn, VnExpress.vn, tieudung.kinhtedothi.vn, nhathuoclongchau.com.vn)

Cách làm cho tóc hết bết với giấm táo

Cách gội đầu lâu bết bằng giấm táo là một phương pháp hiệu quả, an toàn, phù hợp với đa số loại da đầu. Giấm táo giúp cân bằng độ pH của da đầu, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm. Đặc biệt, acid tự nhiên trong giấm táo còn giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, loại bỏ dầu thừa và giúp da đầu thông thoáng. Từ đó, tóc bạn sẽ có độ tơi bồng và ít bị bết hơn

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bạn hòa 1 muỗng giấm táo và 1 muỗng mật ong.
  • Bước 2: Dùng nước sạch để làm ướt tóc.
  • Bước 3: Sử dụng tay hoặc bàn chải mềm để massage nhẹ nhàng hỗn hợp lên da đầu, tập trung vào các vùng hay đổ nhiều mồ hôi.
  • Bước 4: Làm sạch da đầu thật kỹ và gội lại với dầu gội và dầu xả như bình thường.
Các bước gội đầu giúp tóc đỡ bết dầu bằng giấm táo (Nguồn: qik.com.vn, thanhnien.vn, tieudung.kinhtedothi.vn, nhathuoclongchau.com.vn)

Dùng dầu gội giúp tóc lâu bết

Gội đầu sao cho lâu bết là thắc mắc của nhiều bạn nữ có da đầu dầu. Thực tế, tùy vào cơ địa thì da đầu của bạn sẽ tiết dầu thừa nhiều hay ít. Vì vậy, thay thì thay đổi cách gội đầu, bạn hãy chọn các loại dầu gội giúp tóc lâu bết. Bạn nên chọn sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên an toàn cho da đầu và có khả năng kiểm soát dầu thừa như:

  • Dầu gội The Body Shop Ginger Scalp Care: Chiết xuất từ rễ gừng tươi, Sri Lanka, vỏ cây bạch dương, cây liễu trắng và mật ong giúp trị gàu và kiểm soát dầu tốt, hạn chế tình trạng rụng, bết tóc, làm mềm mịn da dầu và tóc hiệu quả.
  • Dầu gội Tresemme Salon Detox: Chiết xuất gừng từ Hawaii và lá trà xanh, giúp detox tóc hiệu quả, loại bỏ bụi bẩn và giữ cho mái tóc khỏe mạnh, không lo gãy rụng.
  • Dầu gội Yves Rocher Anti-Pelliculaire Anti Recurrence: Chiết xuất từ vỏ trái lựu, các thành phần tự nhiên có khả năng trị gàu, giúp tóc không bết dính chỉ sau 2-3 ngày.
Các loại dầu gội giúp tóc lâu bết (Nguồn: Shopee Blog)

Trên đây là các cách để tóc không bết mà Shopee Blog đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể tìm lại mái tóc chắc khỏe suôn mượt của mình. Và đừng quên đón đọc các bài viết về làm đẹp và chăm sóc cơ thể tại Shopee Blog mỗi ngày nhé!

> Xem thêm: Tất tần tật 60+ kiểu tóc nữ dẫn đầu xu hướng năm 2023


Đánh giá bài viết