Có một phân cảnh trong bộ phim chiến tranh hoành tráng hồi năm 1995 mang tên Braveheart, khi cha của người bạn thân nhất của William Wallace - một nhân vật do diễn viên Scotland James Cosmo thủ vai - bị đâm bởi một tên lính địch. Sau khi trận càn kết thúc, mọi người bắt đầu xúm lại để "chữa" vết thương cho ông.Điều họ thực sự làm là ấn đầu một ngọn thương được nung nóng lên vết thương của ông già tội nghiệp. Cụ ông rú lên đau đớn, nhưng chỉ vài giây sau, ông có vẻ đã ổn, cứ như thể vết thương đã chẳng còn là gì với mình nữa.Nếu bạn nghĩ về điều đó, thì có rất nhiều bộ phim hành động có cảnh người ta ấn những thứ nóng, thường là dao, kiếm, dao găm... lên vết thương, như một cách sơ cứu vậy. Trong các bộ phim hiện đại, bạn cũng thấy người ta lấy một viên đạn găm vào cơ thể bằng cách sử dụng thứ gì đó bằng kim loại đã được nung nóng.Câu hỏi là, tại sao người ta lại làm vậy? Tại sao người ta lại ấn những miếng kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc xung quanh một phần cơ thể vốn đã bị thương trước đó? Liệu có lời giải thích khoa học nào cho hành động ghê rợn này không? Liệu việc đó có tốt không, có thực sự giúp người đang đau đớn vì vết thương không, hay nó chỉ đơn giản là một hành động vô thưởng vô phạt mà các nhân vật trong phim làm cho vui?Có lời giải thích cho bạn đây!Hóa ra, ấn một vật kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc gần một vết thương trên da thịt con người không hoàn toàn là điều phi logic hay không có lý do chính đáng. Có ít nhất một (hoặc hai) lý do tại sao văn hóa đại chúng lại thích thú với cách sơ cứu kinh hoàng mà các nhân vật trong phim thường làm khi họ không thể ngay lập tức có sự chăm sóc y tế cần thiết.Ấn một vật kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc gần một vết thương trên da thịt con người không hoàn toàn là điều phi logic.
Chỉ cần thay đổi một chút về màu tóc, nhan sắc Hoàng Thùy Linh đã thăng hạng bất ngờ 7-03-2019, 11:11