Mỗi khi nghĩ về một quyển lịch, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn là gì? Có lẽ là một bảng với những con số được xếp theo 7 cột và 5 hàng ngang (hoặc 6 hàng, tùy thuộc vào số ngày trong tháng) để hiển thị toàn bộ tháng. Chúng ta sử dụng lịch hàng ngày, dù được treo trên tường hay trên điện thoại của mình. Nhưng dù ở trên phương tiện nào, bộ lịch với định dạng lưới kể trên vẫn giữ nguyên như vậy.Thiết kế này của lịch đã tồn tại lâu đến mức dường như nó đã đạt tới mức độ hoàn thiện và không cần thiết phải thay đổi nó nữa. Cho dù được xem như một cách sắp xếp phù hợp một cách tự nhiên với giác quan của con người, nhưng không phải ngay từ đầu lịch đã có hình dạng như vậy. Hành trình tiến hóa và phát triển của nó đã bắt đầu và kéo dài từ hàng nghìn năm nay, kể từ khi con người tìm cách định hình được thời gian.Lịch sử của việc đo lường và phân chia thời gianLịch chu kỳ 7 ngày dường như có một nguồn gốc hỗn tạp từ nhiều nơi khác nhau, vì vậy khó có thể truy ngược lại và tìm ra người sáng tạo đầu tiên của nó: nó xuất hiện trong lịch Do Thái từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và số 7 cũng có ý nghĩa thần bí đối với người Babylon. Nó cũng liên quan đến 7 thiên thể trên bầu trời: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Kim và Sao Thổ. Cách tính chu kỳ 7 ngày dựa trên các ngôi sao cũng được áp dụng ở Trung Quốc và Nhật.Tuy nhiên, có thể xem sự phổ biến của một tuần 7 ngày có được là nhờ người La Mã. Hoàng đế Constantine chính thức áp dụng tuần 7 ngày từ năm 321 sau Công nguyên. Điều này có nghĩa, cách đo lường thời gian chúng ta đang dùng hiện tại đã có tuổi đời 1.700 năm.Một bản phục dựng lại quyển lịch Fasti Antiates Maiores của người La Mã ra đời khoảng năm 60 trước Công nguyên.Trước đó lịch Julian, hay Công lịch hiện tại, được Julius Caesar giới thiệu vào năm 46 trước Công nguyên.Thời gian quá xa so với hiện tại khiến chúng ta không thể tìm ra được ai là nhà phát minh của cách phân chia này, nhưng lại một lần nữa, người La Mã được xem là nhân với cách phân chia tháng theo chu kỳ 30/31 ngày như hiện nay.Những quyển lịch với các hình tròn xoay vĩnh cửuNếu người La Mã là người đã phổ biến cách phân chia thời gia như ngày nay, chúng ta vẫn chưa biết ai là người đã có công phổ biến cách sắp xếp dạng lưới tiêu chuẩn hiện tại. Dường như bản thân định dạng lưới này là một sự lựa chọn tự nhiên khi nó là cách bố trí hiệu quả nhất và trực giác nhất để hiển thị một chuỗi các yếu tố - người Ai Cập đã sử dụng dạng lưới này cho lịch của họ. Dường như nó cũng không cần một nhà phát minh cụ thể nào đó cho điều này.Sau đó, lịch dường như tiếp tục đi theo cách sắp xếp này, cho dù có một số thay đổi về cách trình bày của tháng và tuần trong khoảng giữa thế kỷ 16 và 17.Các biểu đồ hình tròn phân chia giữa ngày trong tháng (hình bên trái) và thứ trong tuần (hình bên phải).Trước những năm 1600, cách trình bày phổ biến cho năm, tháng và tuần là sử dụng các biểu đồ hình tròn, bởi vì đây được xem là cách tốt nhất để biểu diễn các chu kỳ. Lịch được xem như một vật biểu thị thời gian vĩnh cửu và không phải như một sổ lên kế hoạch cho cả năm, cũng như không biểu diễn bất kỳ mối liên quan nào giữa thứ trong tuần và ngày trong tháng.Cách sắp xếp này dường như trở thành thiết kế duy nhất trong suốt nhiều thập kỷ liên tiếp khi nó có thể xác thực thời gian trong nhiều năm, cũng như được thiết kế để cho phép tính toán được một ngày xác định của tuần nào đó trong tương lai - thay vì được cho sẵn theo từng năm như trong lịch hiện nay. Loại lịch tính sẵn ngày hay lịch quảng cáo chỉ xuất hiện khi cuộc cách mạng công nghiệp làm chi phí in ấn trở nên rẻ hơn và có thể sản xuất số lượng lớn.Mô hình lịch vĩnh cửu được phục dựng lại.Lịch dạng lưới: manh nha xuất hiện và trở thành định dạng tiêu chuẩnSự phát triển của lịch hiện đại cũng kéo theo nhiều điều khác, ví dụ như cuốn niên giám, tài liệu ghi lại các thông tin về tôn giáo, văn hóa, thời tiết, thiên văn và chiêm tinh dưới dạng bảng – nó cũng là một cuốn lịch thiên văn được sắp xếp theo dạng lưới.Nhưng thay đổi lớn nhất trong thiết kế lịch, để chuyển từ cách sắp xếp dạng tròn sang cách sắp xếp dạng bảng, chỉ xảy ra vào cuối thế kỷ 15. Có lẽ lý do cho việc này không chỉ đến từ cuộc cải cách lịch Gregorian vào năm 1582, mà còn đến từ sự xuất hiện của kỹ thuật in báo của Johannes Gutenberg.Một cuốn niên giám của thế kỷ 15.Cho dù không có bằng chứng lịch sử xác thực nào cho nhận định trên, nhưng sự tương đồng giữa các loại chuyển động tịnh tiến khi in ấn và sự phù hợp tự nhiên giữa con người đối với cách sắp xếp dạng lưới dường như đã làm định dạng này trở thành tiêu chuẩn chung cho lịch.Do bất kỳ thiết kế nào cũng đòi hỏi các nhà in phải thuê những nghệ sĩ để tạo ra một bản khắc riêng biệt, thường là bằng gỗ. Việc này mất khá nhiều công sức và chi phí so với sử dụng các bảng sắp chữ như in báo. Vì vậy nhiều khả năng kỹ thuật in báo đã giúp định dạng lưới của các tấm lịch vĩnh cửu trở thành tiêu chuẩn, đặc biệt là khi các bảng sắp chữ có thể dễ dàng sắp xếp lại cho bất kỳ tháng nào trong năm.Cuốn niên giám vĩnh cửu của Samuel Morland, xuất hiện từ năm 1650 là một ví dụ thú vị về cách tiếp cận này. Điều thú vị ở chỗ, trong khi cuốn niên giám này không đề cập đến tên các ngày trong tuần mà chỉ có 7 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái, một định dạng cũng xuất hiện sau đó trong cuốn sổ tay của William Parsons vào đầu thế kỷ 17.Thiết kế niên giám vĩnh cửu của Samuel Morland năm 1650.Bảng niên đại William Parsons xuất hiện vào thế kỷ 17.Sổ lên kế hoạch, nhật ký, và lịch quảng cáoNăm 1773, nhà xuất bản Robert Aitken tuyên bố mình là người đầu tiên phát minh ra sổ lên kế hoạch hàng ngày, mang đến cho khách hàng cách bố trí đặt sẵn, không khác mấy so với lịch kế hoạch ngày nay. Lần đầu tiên, người Mỹ có thể thấy các ngày của họ trải ra thành một danh sách, giống như lịch trình hiện đại ngày nay, và lên kế hoạch trước cho những việc cần làm vượt ra ngoài các dự đoán chung của cuốn niên giám.Bên cạnh việc sử dụng thực tế, lịch đã phát triển thành một đồ vật để trang trí. Cuối thế kỷ 18 và xuyên suốt cuộc cách mạng công nghiệp, lịch quảng cáo trở thành một phương tiện phổ biến để lan truyền nhận dạng thương hiệu trong các hộ gia đình. Khách sạn, trạm xăng, ngân hàng, các thương hiệu lớn nhỏ đều cung cấp lịch miễn phí như một phương tiện để tăng cường sự hiện diện của họ.Lịch kèm quảng cáo của năm 1888.Phải đến những năm 1960, thiết kế đồ họa tối thiểu mới trở lại và kiểu chữ trở thành đối tượng của sự trải nghiệm, nhờ sự ra đời của kiểu chữ Helvetica và cách tiếp cận theo phong cách đổi mới. Thành quả nổi tiếng nhất và đáng ca tụng của thời đại này có lẽ thuộc về hai người Ý trong cùng năm: loại lịch tường khổ lớn nổi tiếng của Vignelli và phiên bản lịch vĩnh cửu của Enzo Mari, cả hai hiện đều đang xuất hiện phổ biến trong các hộ gia đình.Tương lai của lịchLiệu có phải khả năng cải tiến của lịch đã đạt tới mức cực đại? Có lẽ vậy, các phiên bản kỹ thuật số trên iOS hay Android chỉ là một minh chứng cho thấy thiết kế hiện tại của lịch vẫn rất bền vững và không thể bàn cãi cho dù mong muốn tìm ra một định dạng mới vẫn luôn cuốn hút.Một số nhà thiết kế đã cố gắng phá vỡ định dạng thông thường này. Nổi tiếng nhất có lẽ là thiết kế của John Maeda dành cho kỹ thuật số được đưa vào bộ sưu tập của MoMA (Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại), và gần đây nhất là Teehan+Lax, hãng thiết kế tại Canada, khi đưa ra các học thuyết mới về lịch.Lịch dạng đường thẳng của John Maeda.Tất nhiên, không gì có thể đánh bại được sự đơn giản của cách sắp xếp dạng lưới hiện tại và loại lịch chúng ta biết tới hiện nay có lẽ sẽ tồn tại thêm một thời gian dài nữa, cho dù nhiều loại lịch khác đang tới.
Tóc đuôi ngựa phải buộc theo cách của Yoo In Na trong “Touch Your Heart” mới sang xịn 21-03-2019, 22:32