Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra một bộ xương của con thằn lằn có niên đại hơn 250 triệu năm trước, thời điểm Nam Cực đang bùng nổ với đời sống thực vật và động vật.Các hóa thạch của cựu “vua thằn lằn" này không chỉ cung cấp một bức tranh sắc nét hơn về môi trường ở Nam Cực từ lâu mà còn giúp giải thích thêm về vấn đề tiến hóa sau sự tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.Hoá thạch của loài thằn lằn cổ đại mới được phát hiện.Mặc dù hóa thạch thằn lằn cổ đại này chưa hoàn chỉnh, các nhà nghiên cứu cho biết từ đốt sống đã hợp nhất rằng con vật là một loài bò sát trưởng thành và nó có thể dài khoảng 1,2 đến 1,5m.Các nhà khoa học đã đặt tên loài thằn lằn cổ đại này là Antarctanax shackletoni.Các đặc điểm tinh tế trong xương sống và chân của loài thằn lằn cổ đại chỉ ra rằng đó là một loài mới hoàn toàn và hình dạng bàn chân của nó cho thấy nó sống trên mặt đất, tác giả nghiên cứu Brandon Peecook từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Chicago cho biết.Peecook nói: "Đôi chân của nó không có các đặc điểm khiến chúng ta nghĩ rằng nó sống trên cây hoặc đào hang”.Có thể khó hình dung về một Nam Cực như ngày nay với một sa mạc băng giá. Nhưng hàng trăm triệu năm trước, Nam Cực là một khu vực có môi trường ấm áp, ẩm ướt, nơi nhiệt độ hiếm khi giảm xuống dưới mức đóng băng."Chúng tôi có bằng chứng về những khu rừng rộng khắp nơi và những con sông lớn di chuyển qua những khu rừng đó", Peecook nói.
20 tháng 11 là ngày gì? Lời chúc và quà tặng ý nghĩa 20/11 15-11-2023, 09:48