Nhện cổ đại hóa thạch có mắt phát sáng sau 110 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học ở Hàn Quốc tìm thấy hóa thạch nhện cổ đại với đôi mắt vẫn phát sáng sau hàng trăm triệu năm, theo Live Science. 11 con nhện từ kỷ Phấn trắng được bảo quản trong lớp đá phiến sét ở bán đảo Triều Tiên. Mắt của hai con nhện trong số đó phát ra ánh sáng màu xanh.
Nhện cổ đại hóa thạch có mắt phát sáng sau 110 triệu năm
Hóa thạch nhện 110 triệu năm. (Ảnh: Live Science).Khả năng phát sáng của mắt nhện là do cấu tạo gương trong mắt có tên tapetum giúp phản chiếu ánh sáng từ sau mắt qua võng mạc. Động vật sử dụng bộ phận này để cải thiện tầm nhìn ban đêm dù chúng có thể thấy cảnh vật hơi nhòe."Ở nhện, loài có đôi mắt thực sự lớn là nhện nhảy, nhưng mắt của chúng là mắt thường, trong khi mắt của nhện sói phản chiếu ánh sáng vào ban đêm giống như mắt mèo. Bởi vậy, những kẻ săn mồi vào ban đêm thường sử dụng loại mắt khác biệt này. Đây là lần đầu tiên tapetum được tìm thấy trong hóa thạch", đồng tác giả nghiên cứu Paul Selden, giám đốc Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Đa dạng sinh học và Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Đại học Kansas, cho biết.Theo Selden, hình dáng giống chiếc canoe của tapetum cách đây 110 - 113 triệu năm giúp nhóm nghiên cứu xếp các hóa thạch nhện vào cây tiến hóa. Hóa thạch nhện rất hiếm gặp, theo kết quả nghiên cứu xuất bản hôm 28/1 trên tạp chí Systematic Paleontology. Cơ thể chúng quá mềm nên thường phân hủy hoàn toàn nhanh chóng sau khi chết, không để lại dấu vết nào trừ khi mắc kẹt trong khối hổ phách."Chắc hẳn tình huống lúc đó rất đặc biệt. Lũ nhện bị cuốn xuống nước. Thông thường, chúng sẽ nổi lên nhưng ở đây, chúng chìm đi và không tiếp xúc với vi khuẩn gây phân hủy. Có thể đó là môi trường hiếm khí", Selden suy đoán. Lớp đá ở nơi phát hiện hóa thạch nhện cũng chứa xác các loài giáp xác nhỏ và cá, hé lộ có thể hiện tượng tảo nở hoa làm chúng mắc kẹt trong tấm thảm nhầy, cuối cùng chúng chìm xuống.Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấyPhát hiện hóa thạch nhện 305 triệu năm tuổi