Giờ lên lớp của HS Trường THPT Vũ Văn Hiếu, Quảng NinhGD&TĐ - Không chỉ vừa dạy vừa ôn luyện cho thí sinh lớp 12, nhiều trường trung học phổ thông,THPT, trực tiếp là các thầy cô giáo đã tư vấn để học sinh thấy được năng lực, sức học của mình đến đâu, nên đăng ký xét tuyển và theo học ngành gì, trường nào cho cơ hội trúng tuyển lớn nhất.Nhiều thầy cô giáo cho rằng, bên cạnh việc củng cố kiến thức cho các em thì cần tạo niềm tin để học sinh có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.Tạo niềm tin cho học sinhNGƯT Ngô Văn Hợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, tâm sự: Đa dạng loại hình trường lớp cũng như điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường học tập đều có những tác động đến chất lượng học sinh. Chắc chắn học sinh trường chuyên khác trường thường và học sinh ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc cũng hạn chế hơn trong việc tiếp thu bài giảng của thầy cô.Thế nên, quan điểm của Sở GD&ĐT là các nhà trường phải thường xuyên có những chỉ đạo và theo dõi sát công tác ôn luyện học sinh cuối cấp. Mỗi học sinh có một cá tính, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức nếu các thầy cô biết động viên kịp thời, tạo niềm tin để các em phấn đấu học tốt là chúng ta đã mở đường cho ước mơ nghề nghiệp sau này chocác em.Trường THPT Trần Phú, TP Móng Cái, trên đà phát triển của thành phố vùng biên, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh. Các bậc phụ huynh quan tâm việc học của con em, nhưng lại giao phó hết cho nhà trường. Trả lời câu hỏi làm sao để các em tùy theo nhu cầu của mình có thể học thi đỗ vào một trường nào đó, thầy hiệu trưởng Vũ Khắc Tùng cho biết: Ban giám hiệu yêu cầu từng giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là giáo viên bộ môn phải hiểu học sinh của mình, giúp các em xác định lực học đến đâu để từ đó đi sâu, đi sát, rèn kẹp hợp lý cũng như tư vấn để mỗi học sinh hiểu rõ mình phù hợp với trường, ngành nghề gì.Trường THPT Vũ Văn Hiếu, TP Hạ Long, nằm ở khu mỏ Hà Tu. Học sinh chủ yếu là con em công nhân mỏ và người lao động; chất lượng còn thua kém so với các trường khác trong thành phố Hạ Long. Nếu như các trường THPT khác, nhu cầu học lên đại học là chủ yếu thì ở Trường THPT Vũ Văn Hiếu nguyện vọng của các em là học nghề và đi làm.Từ thực tế đó, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động giao cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững tâm tư tình cảm của từng phụ huynh, học sinh để có những lời khuyên, động viên kịp thời. Thầy hiệu trưởng Văn Thành Vân bộc bạch: Các thầy cô cần tư vấn để học sinh hiểu giảng đường đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. các em có thể theo đuổi một ngành nghề nào đó rồi sau đó muốn thì tiếp tục học liên thông. Hãy tạo niềm tin để các em lạc quan vào đời, đây là yêu cầu của Hội đồng sư phạm với từng giáo viên bộ môn.Khích lệ và động viênThầy Lưu Hải Tiền, Hiệu trưởng Trường THPT Bãi Cháy đưa ra lời khuyên: “Có thể với người này, người kia ước mơ giảng đường đại học lớn là cao xa, lại có bạn hết sức khiêm tốn. Tôi cho rằng, mỗi em hãy tự tin vào chính mình, thời gian và sự chăm chỉ cũng như việc đánh giá chính xác năng lực của bản thân cùng với tư vấn của thầy cô để đưa ra lựa chọn hợplý nhất”.Công tác hướng nghiệp ở các trường THPT, đặc biệt cho các em học sinh cuối cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hơn ai hết các thầy cô giáo đang trực tiếp đứng lớp hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như năng lực học tập của từng học sinh. Chính vì thế, vừa là thầy cô nhưng lại cũng chính là bạn, các thầy cô đã tư vấn, khích lệ, động viên để học sinh sáng suốt lựa chọn trường, nghề cho mình sao cho phù hợp nhất. Điều đặc biệt hơn là các thầy cô đã tạo dựng niềm tin để các em lạc quan bước vào đời.NGƯT Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng NinhDương Mỹ Hoa, học sinh lớp 12A2, tâm sự: “Bố mẹ làm kinh doanh liên quan đến tiếng Trung, em rất yêu thích kinh doanh nên đang cố gắng học thật tốt tiếng Anh để tạo khác lạ. Trước em đã từng học 2 năm ở Trường THPT chuyên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với mong muốn làm giáo viên.Giờ đây em về học ở nhà để gần gia đình; hiện có nhiều lời khuyên là theo học Trường Đại học Ngoại thương hay Đại học Sư phạm như mơ ước cũ. Em chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Theo lời khuyên của các thầy cô, tiếng Anh là điểm tựa là lợi thế của em, nếu quyết tâm cao và có niềm tin thì sẽ biến mơ ước thành hiện thực. Tuy nhiên, em cho rằng đạt được mong muốn đó mình sẽ cần cố gắng rất nhiều vì các bạn và em mỗi người đều có thế mạnh riêng nên cần phải phát huy lợi thế của mình”.Cô Nguyễn Thị Hồng Thúy – giáo viên dạy Văn - Trường THPT Vũ Văn Hiếu, cho biết: “Chúng tôi luôn xác định học sinh của trường nằm ở khu vực có nhiều khó khăn về học hành. Học sinh chủ yếu là con em công nhân và kinh doanh nhỏ lẻ, cũng mong muốn con em học hành tốt nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn nên việc biến mơ ước thành hiện thực không dễ. Thế nên, bù lại thiếu hụt này của học sinh, nhiệm vụ của các thầy cô giáo phải là bạn, là cha mẹ và là người thầy để chỉ bảo và đưa ra tư vấn hợp lý nhất cho các em. Tôi thường động viên học sinh của mình, nếu chỉ mong tốt nghiệp THPT để theo học nghề, hãy tin tưởng vào sự lựa chọn đó vì thực tế là nếu ai cũng muốn làm thầy thì lấy ai làm thợ”.Dĩ Hạ
Easternstay - ngôi nhà nhỏ giản đơn giữa lòng Hà Nội 15-06-2018, 20:30