Ngày 10/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì Tọa đàm báo cáo luận cứ khoa học và phương án sắp xếp lại các trường sư phạm.GD&TĐ - Đó là hai trong những chỉ đạo quyết liệt của ngành giáo dục trong tuần qua.Kiên quyết đào thải những GV vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáoBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.Công văn nêu rõ: Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, tác động xấu đến môi trường giáo dục và gây bức xúc trong dư luận xã hội.Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở GD&ĐT, các cấp, các ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.Thứ 2: Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo.Thứ 3: Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời, không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật.Một phần công văn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký, gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.Qua sự việc ở Hòa Bình, có thể khẳng định quyết tâm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ Công an rằng: Bộ GD&ĐT, Bộ Công an và cả xã hội không bao giờ chấp nhận gian lận thi cử. Tất cả mọi gian lận sẽ được điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm, không có vùng cấm”.Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐTCông bố kết luận về gian lận thi cử ở Hòa Bình năm 2018Theo kết luận của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, trong vụ gian lận điểm thi ở tỉnh Hoà Bình, 77 thí sinh có dấu hiệu bị can thiệp nâng điểm, 140/210 bài thi của 56 thí sinh bị tẩy xoá… bị can thừa nhận hưởng lợi bất chính hơn nửa tỉ đồng từ vụ sửa điểm này.Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 65 thí sinh được hưởng lợi từ việc sửa điểm thi.Theo quy định của quy chế, kết quả chấm thẩm định sẽ là kết quả chính thức, thay thế cho kết quả đã công bố. Nó được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh và đại học, cao đẳng. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Sở GD&ĐT Hòa Bình cập nhật kết quả thi, rà soát xét lại tốt nghiệp, đặc biệt phải thông báo kết quả đã được cập nhật đến cho các trường đại học mà các thí sinh có liên quan học ở đó.Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các trường đại học chủ động liên hệ với Sở GD&ĐT Hòa Bình để cập nhật kết quả liên quan tới các thí sinh.Trong thời gian qua, Bộ Công an và Bộ GD-ĐT đều thể hiện rất cao quyết tâm làm rõ các vụ việc gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, để điều tra và giám định kết quả bài làm của thí sinh.Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an, cho hay sẽ rà soát thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2018. Theo đó, các bài thi của thí sinh gian lận sẽ bị hủy.PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐTBộ GD&ĐT công bố Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ngành đào tạo giáo viên 2019Bộ GD&ĐT công bố Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT- BGDĐT ngày 1/3/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.Theo Thông tư này, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp; các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ ĐH.Bên cạnh đó, một trong những thông tin được phụ huynh và học sinh rất quan tâm là: Không còn dựa vào kết quả thi THPT quốc gia hay điểm học bạ THPT như trước đây, mùa tuyển sinh năm 2019, phương thức xét tuyển của các trường ĐH rất phong phú. Có những trường kết hợp từ 4 đến 6 phương thức kèm các tiêu chí phụ, tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cách trúng tuyển.Với rất nhiều cách thức thì mùa tuyển sinh năm nay dự báo sẽ rất thuận lợi cho thí sinh tìm đến giảng đường đại học mà không phải cạnh tranh một cách gay gắt. Vấn đề còn lại chính là bản thân các trường ĐH tự tạo sức hút để thí sinh lựa chọn vào học.Hàng nghìn học sinh Bắc Ninh chờ để xét nghiệm sán lợn tại các bệnh viện tại Hà NộiHàng nghìn học sinh tại Bắc Ninh đi xét nghiệm sán lợnSự kiện hàng nghìn phụ huynh Bắc Ninh đưa con đi xét nghiệm sán lợn. Trước sự việc này, Bộ GD&ĐT đã lập tức ra văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm, quy trình giao nhận, bảo quản thực phẩm trong trường học…Bộ đã yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường học trên địa bàn; đồng thời sớm báo cáo Bộ về việc thực phẩm không đảm bảo xuất hiện trong Trường mầm non Thanh Khương và hàng chục học sinh đã có kết luận dương tính với sán lợn.Nhân sự việc này, tuần tới, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản gửi các Sở GD&ĐT; trong đó yêu cầu tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm, quy trình giao nhận, bảo quản thực phẩm; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.Kim Thoa (t/h)
[Video] Toàn cảnh tiến độ dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dự kiến hoàn thành vào 2020 4-02-2019, 09:30