Ngành Giáo dục cần được chủ động về tài chính và nhân lực trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT (Trong ảnh: giờ học tại Trường THPT A Túc, Hướng Hóa, Quảng Trị). Ảnh: Bắc ViệtGD&TĐ - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng, việc Bộ GD&ĐT không nắm các nguồn lực để GD-ĐT hoạt động là một bất cập. Khi không nắm các nguồn lực về tài chính, con người thì ngay cả khen thưởng, kỷ luật cũng khó.- Một số ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT - cơ quan quản lý Nhà nước về GD-ĐT chỉ có “quyền rơm” khi con người không được tuyển dụng, bổ nhiệm… nhưng khi có vụ việc, sai sót xảy ra thì lại “trăm dâu đổ đầu tằm”. Ông nhìn nhận gì về vấn đề này?- Tôi cho rằng, câu hỏi nêu ra cũng đúng thực tế. Do phân cấp của chúng ta hiện nay, ngành Giáo dục có biên chế đội ngũ viên chức khá lớn. Có thể nói là chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đội ngũ viên chức của cả nước. Tuy nhiên, nhân sự thì cơ bản Bộ GD&ĐT lại không được nắm. Theo phân cấp quản lý, nhân sự thuộc hệ thống giáo dục từ bậc MN, TH, THCS là do UBND các quận, huyện quản lý, THPT là do cấp tỉnh quản lý, còn lại do một số bộ, ngành khác. Nói gọn lại, đội ngũ giáo viên chiếm tỉ trọng lớn này là do địa phương các cấp quản lý. Ngành Giáo dục chỉ chịu trách nhiệm về chuyên môn của hệ thống giáo dục.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phạm Tất ThắngTheo tôi, đó rõ ràng là một bất cập đang tồn tại trong thực tế. Nguồn lực và hiệu lực quản lý thì ngành Giáo dục không nắm nhưng đương nhiên vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động của ngành. Theo tôi, bất cập đó ngành Giáo dục phải giải quyết và thấy đó là một khó khăn phát sinh từ thực tế, để từ đó có giải pháp tăng cường quản lý. Tôi nhấn mạnh vào việc phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành khác để nâng cao chất lượng quản lý.- Người xưa có câu“Có thực mới vực được đạo”, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm chuyên môn về GD-ĐT nhưng gần như lại không nắm giữ nguồn lực quan trọng nào. Theo ông vấn đề này có bất cập không? Nếu có ta cần điều chỉnh như thế nào?- Đúng là ngoài nguồn lực con người thì ngay cả nguồn lực về tài chính Bộ GD&ĐT cũng không được nắm. Hàng năm chúng ta chi khoảng 20% nguồn vốn ngân sách trong tổng thu ngân sách Nhà nước cho giáo dục. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn ngân sách này được phân bổ về cho các địa phương và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực này. Bản thân ngành Giáo dục, trực tiếp ở cấp Trung ương nắm giữ nguồn ngân sách không nhiều, cũng chỉ khoảng 4 - 5% cho hoạt động điều hành.Theo số liệu Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ của Quốc hội làm việc với Bộ GD&ĐT về tình hình thực hiện NSNN năm 2018 và dự toán NSNN năm 2019 trong lĩnh vực GD-ĐT thì tổng chi NSNN dành cho GD-ĐT, ngân sách do địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng là 237.319 tỷ đồng, chiếm 89,47%. Ngân sách do các bộ, ngành Trung ương trực tiếp quản lý, sử dụng là 27.940 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,9% trên tổng chi ngân sách. Riêng chi ngân sách do Bộ trực tiếp quản lý là 7.132 tỷ đồng, chỉ chiếm xấp xỉ 2,7% tổng NSNN chi cho GD-ĐT. Theo đó, chi thường xuyên sự nghiệp GD-ĐT tổng thể phân bổ đạt tỷ lệ 80/20. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương mới chỉ đáp ứng chi cho con người, chi cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, 38/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ từ 18% trở lên; còn lại chỉ đạt dưới 18% chi cho hoạt động giảng dạy và học tập.Rõ ràng, chúng ta thấy một bất cập là các nguồn lực để GD-ĐT hoạt động thì phần lớn ngành Giáo dục không nắm mà chỉ thực hiện trách nhiệm chuyên môn và chức năng quản lý Nhà nước. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong khi nguồn lực không nắm thì cũng rất khó khăn cho ngành Giáo dục. Bởi khi không nắm các nguồn lực về tài chính, về con người, đặc biệt là con người thì ngay cả khen thưởng, kỷ luật cũng khó. Cho nên việc siết chặt kỉ cương, kỷ luật cụ thể trong ngành Giáo dục cũng sẽ rất khó khăn. Đây là một thực tế mà xã hội, các ngành hữu quan cần phải nhìn nhận, đánh giá một các khách quan, công tâm.Tuy nhiên, cũng cần thấy, ngành Giáo dục thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GD-ĐT nên phải có trách nhiệm với hoạt động của ngành. Phải thấy những tồn tại, bất cập và lường trước những khó khăn, có giải pháp về mặt quản lý để xử lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả ngành. Và trong quá trình hoạt động, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước thì việc phối hợp với các địa phương để có sự phối hợp quản lý tốt, đối với các hoạt động của ngành cũng là điều mà ngành Giáo dục phải quan tâm.Nguồn lực tài chính và con người có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới GD. Ảnh Đức Chiêm- Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về GD-ĐT đã rõ ràng, đã được phân cấp, phải chăng còn lại là do nhận thức, đánh giá của dư luận xã hội, thưa ông?Chúng ta phải phân biệt có những vụ việc, hiện tượng xuất phát từ cá nhân con người mà không liên quan hoặc không liên quan nhiều đến quản lý như việc vi phạm đạo đức của một số giáo viên. Bản chất của việc đó là trách nhiệm cá nhân, tuy vậy cũng có trách nhiệm quản lý về giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất cho đội ngũ giáo viên của ngành.- Ở khía cạnh này, xã hội cũng cần chia sẻ, thông cảm với ngành Giáo dục. Đương nhiên ngành Giáo dục phải có trách nhiệm với chất lượng và những vụ việc xảy ra trong ngành nhưng với việc phân cấp, cách thức quản lý như hiện nay mà mỗi khi xảy ra bất cập, sự cố, vụ việc nào liên quan cũng đổ toàn bộ trách nhiệm cho ngành Giáo dục thì có lẽ cũng không khách quan, công bằng.Trong trường hợp này chúng ta cũng thấy, đội ngũ giáo viên trên cả nước hiện nay có trên 1 triệu người, với hàng vạn lớp học những vụ việc tiêu cực xảy ra đó là đáng tiếc và ngành Giáo dục phải nghiêm khắc với những sự cố xảy ra trong ngành của mình. Tuy nhiên, so với số lượng lớn giáo viên ấy thì những vụ việc cá nhân chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Xã hội cũng cần nhìn nhận, đánh giá khách quan và ghi nhận những đóng góp của đội ngũ rất lớn của các nhà giáo đối với nền giáo dục của chúng ta trong suốt thời gian qua.* Xin cảm ơn ông!Cao Sơn (thực hiện)
Rủ Nhau Check-in Tại Tòa Nhà Cao Nhất Việt Nam Landmark 81 29-07-2018, 10:30